Samsung đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone ở Trung Quốc
Điện thoại thông minh của Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) |
Cụ thể, 31/12 sẽ là ngày sản xuất cuối cùng các thiết bị cầm tay ở nhà máy, nơi này cũng sản xuất các thiết bị điện tử khác với đội ngũ nhân viên khoảng 2.000 người, theo nguồn tin của công ty. Công nhân đã được thông báo về quyết định đóng cửa, tuy nhiên việc bố trí việc làm cho công nhân trước nguy cơ mất việc chưa được tập đoàn công bố,
Samsung sẽ tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh tại một nhà máy khác ở Trung Quốc, tại thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông.
Samsung giữ vị trí đi đầu về sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc trong quá trình mở rộng thị trường nhanh chóng vào đầu những năm 2010, bằng cách cung cấp các thiết bị cầm tay giá rẻ đến cao cấp.
Vào năm 2013, khi Samsung có hơn 20% thị phần tại Trung Quốc, nhà máy Thiên Tân được xem là trụ cột, tạo ra doanh thu 15 nghìn tỉ won (13,3 tỉ USD) mỗi năm. Nhưng con số này đã nhanh chóng giảm một nửa trong năm 2015 trước sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei Technologies, công ty đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông mình lớn thứ hai trên thế giới.
Năm ngoái, cổ phần của Samsung trong các lô hàng điện thoại thông minh ở Trung Quốc chỉ chiếm 2%, đặt nó ở vị trí thứ tám, theo công ty tư vấn Trung Quốc Sigmaintell.
Trên toàn cầu, Samsung cố gắng giữ thị phần dẫn đầu về điện thoại thông minh với 20,3% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, công ty nghiên cứu IDC của Mỹ cho biết. Nhưng cổ phiếu đã giảm 1,8 điểm trong năm. Trong khi các nhà sản xuất Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng đến cả ở những nơi như Ấn Độ, vốn là thị trường lâu đời của Samsung.
Các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã giảm trong 4 quý liên tiếp cho đến tháng 9.
Khi Samsung mất lợi thế trong thị trường đại lục, sự sụt giảm kéo dài có thể khiến hãng thu hẹp sản xuất hơn nữa. Hiện tại, Samsung sản xuất điện thoại thông minh tại các quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là trung tâm lớn nhất, chiếm 40% sản lượng năm 2018.
Xem thêm |