|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Rước họa vì học quản lý đầu tư trên TikTok?

16:36 | 23/02/2021
Chia sẻ
"StockTok" - hệ sinh thái tài chính cá nhân trên TikTok đang truyền cảm hứng cho giới trẻ tìm hiểu về đầu tư nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nội dung này bị lạm dụng?

Trong hai tháng đầu năm 2021, những màn lập đỉnh liên tiếp của nhiều loại tiền ảo và cổ phiếu đã tạo nên một cơn sốt trên toàn thế giới. Giới đầu tư tiềm năng lập tức đổ xô lên mạng xã hội yêu thích để tìm hiểu thêm về tài chính cá nhân, xu hướng thị trường và cách làm giàu, bao gồm cả TikTok. 

Tuy nhiên, theo một báo cáo mới do công ty tiền điện tử Paxful ủy quyền thực hiện, một số thông tin trên các nền tảng này gây hại nhiều hơn có lợi.

Phân tích, thu thập và đánh giá 1.212 bài đăng từ những người nổi tiếng trong ngành tài chính cá nhân trên TikTok, cho thấy cứ 7 bài đăng sẽ có 1 bài chứa lời khuyên sai lầm. Những người sáng tạo nội dung có cơ hội tận dụng lưu lượng truy cập rất lớn bằng cách đưa ra vô số lời khuyên đầu tư nhưng mục tiêu chính là để quảng cáo và đôi khi, khiến họ vướng phải rắc rối về pháp .

Trên thực tế, hình thức này không mới. Các nhà tư vấn, chuyên gia tài chính đã sáng tạo ra các nội dung giúp mọi người kiếm nhiều tiền hơn và thu hút doanh nghiệp mới, sau đó bán lại dưới nhiều hình thức như sách, e-book, podcast. Rất nhiều người trong chúng ta tăng thêm thu nhập theo cách đó.

Câu chuyện chỉ thay đổi khi người làm nội dung bắt đầu đưa ra và thu lợi từ những lời khuyên vốn không chịu bất cứ ràng buộc chính thức nào về trách nhiệm nếu có hậu quả xấu xảy ra. Cơ quan Quản Tài chính Anh Quốc từng cảnh báo với người dùng về TikToks và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cũng đưa ra thông báo chung hơn về biến động của thị trường.

Nhưng thực tế là hiếm có người trẻ nào quan tâm đến phát biểu của các cơ quan quản chính thống. Trong khi đó, 69% người dùng TikTok nằm ở độ tuổi 13-24 và điều này có nghĩa là "StockTok" - tên của hệ sinh thái tài chính cá nhân trên TikTok - đang tạo ra những ấn tượng ban đầu sai lệch về tài chính cá nhân cho hàng triệu người trẻ tuổi trên toàn thế giới.

Rước họa vì học quản lí đầu tư trên TikTok? - Ảnh 1.

TikTok đang trở thành nơi lan tỏa nội dung sai lệch về tài chính cho hàng triệu người dùng trẻ tuổi. Ảnh: Entrepreneur

TikTok: Khả năng lan truyền nội dung mạnh mẽ

Một trong những tính năng mạnh mẽ nhất của TikTok là khả năng lan truyền video trong khoảng thời gian rất ngắn. Khả năng ưu việt này cho phép thông tin sai lệch tràn lan và giới chuyên môn thường xuyên chỉ trích TikTok đã lạm dụng tốc độ tăng người dùng trong khi lơ là khâu kiểm duyệt nội dung.

Vox có một tập hợp một số video StockTok đáng chú ý, bao gồm một video khẳng định rằng thành lập doanh nghiệp không phải đóng thuế. Tuy nhiên, không phải mọi nội dung sai lệch đều dễ nhận diện như vậy. Theo Paxful, một số đặc điểm của loại thông tin sai bao gồm:

- Khuyến khích đầu tư vào một số loại cổ phiếu, tiền ảo hoặc tài sản nhất định với cam kết chắc chắn sinh lời

- Cam kết một khoản đầu tư nào đó sẽ đem lại mức lãi suất cao đến đến mức phi

- Đưa ra một mốc đầu tư cụ thể và yêu cầu người dùng mời gọi người thân, bạn bè tham gia để nhận được nhiều ưu đãi hơn

Hiện nay, nội dung sai trái và lừa đảo tài chính không có gì mới. Một trang web như The Motley Fool thậm chí đã tồn tại và dẫn đầu thị trường nội dung này kể từ năm 1993, mở thêm vô số trang vệ tinh với lẽ đầy thuyết phục. Họ thậm chí khẳng định có thể dạy người dùng cách bán một hộp mì ăn liền với giá của một chiếc Tesla nhưng phía dưới bài viết 'kì diệu' này cũng đính kèm tuyên bố từ chối trách nhiệm pháp vô cùng khôn khéo.

Tương tự, khi những TikTokers đưa ra đảm bảo về những khối tài sản mà chúng ta chỉ có rất ít hoặc hầu như không có quyền kiểm soát, người thiệt hại đầu tiên chính là hàng triệu người dùng đang tiêu thụ thông tin mỗi ngày qua màn hình điện thoại.

Làm thế nào để sàng lọc nội dung tốt?

Sự bùng nổ của cả ngành tài chính, công nghệ và mạng xã hội đã dẫn đến một cuộc lạm phát về thông tin, đặt người dùng vào tình huống khó khăn khi chọn lựa. Do đó, trước khi bạn quyết định theo dõi bất cứ ai đó trên mạng xã hội để tìm hiểu về tài chính, hãy cân nhắc các yếu tố sau:

Thứ nhất, cần nghiên cứu lịch sử hoạt động và các bài đăng của người sáng tạo nội dung. Khi xem xét sản phẩm, chương trình hoặc dịch vụ của ai đó, hãy tìm hiểu kĩ tương tác và lịch sử hoạt động của họ trên nhiều nền tảng. Nếu đó là một tài khoản mới thành lập được vài tháng, một người tháng trước còn thanh hàng thời trang, tháng sau đã trở thành chuyên gia tài chính, liệu bạn có thể tin tưởng được không?

Thứ hai, tuyệt đối cảnh giác với các chỉ số quá phù phiếm. Ngày nay, số lượng người theo dõi ảo đang trở thành tiêu chuẩn và dễ dàng làm giả bằng một số công cụ hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng người theo dõi cao, tương tác ồ ạt không có nghĩa là họ có kinh nghiệm, là chuyên gia lớn hay thực sự nổi tiếng.

Thứ ba, nội dung tốt, mang tính giáo dục. Một nội dung tốt phải thực sự trang bị cho người dùng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định rõ ràng, đầy đủ và độc lập thay vì định hướng một chiều. 

Công nghệ chắc chắn đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua nhưng các quy tắc tài chính hầu như không thay đổi. Do đó, thay vì lo lắng về biến động của thị trường, hãy tập trung vào những gì bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để khởi động hành trình xây dựng - tích lũy của cải một cách lành mạnh và bền vững.

Thu Phương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.