|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rủi ro từ thị trường Trung Quốc và cuộc chạy đua của các công ty xuất khẩu cá tra

12:12 | 23/09/2018
Chia sẻ
Trong khi nhiều công ty đang tăng cường công suất chế biến và nuôi trồng cá tra để đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc thì số khác lại tỏ ra lo ngại về rủi ro từ thị trường này.
rui ro tu thi truong trung quoc va cuoc chay dua cua cac cong ty xuat khau ca tra Cá tra Việt Nam xóa bỏ rào cản lớn nhất để củng cố xuất khẩu vào Mỹ

Cuộc đua tăng công suất

Tại triển lãm Vietfish được tổ chức ở TP HCM hồi tháng 8, ít nhất 4 công ty thủy sản lớn cho biết đang tăng cường đầu tư vào một trong hai khâu chế biến, nuôi trồng cá tra hoặc cả hai.

rui ro tu thi truong trung quoc va cuoc chay dua cua cac cong ty xuat khau ca tra
Cuộc đua tăng công suất chế biến cá tra và rủi ro từ thị trường Trung Quốc

Đại diện của một công ty thủy sản cho hay: “Vài năm trước không nhiều người chú ý đến đầu tư cá tra do giá vẫn chưa đủ hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay, giá cá tra đang trên đà tăng, đặc biệt là nhu cầu ở Trung Quốc đang mạnh hơn rất nhiều so với 3 - 4 năm trước. Đây chính là thời điểm tốt để các công ty tăng công suất.

Mới đây, Vĩnh Hoàn công bố kế hoạch đầu tư 375 tỷ USD để mở rộng công suất chế biến và nuôi trồng, tập trung nhiều vào Công ty Cổ phần Thanh Bình Đồng Tháp.

Vĩnh Hoàn dự kiến sẽ nâng công suất chế biến của nhà máy Thanh Bình lên 150 tấn/ngày.

Công ty Fatifishco cũng đang lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất chế biến với dự án xây dựng một nhà máy mới. Công suất hiện tại của công ty là 150 tấn/ngày, tăng so với mức trước đây là 100 tấn/ngày. Nhà máy mới dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018, nâng tổng công suất chế biến lên 200 tấn/ngày. Lần đầu tư này chủ yếu do nhu cầu từ thị trường lớn, đặc biệt là tại Trung Quốc.

“Nhu cầu tại Trung Quốc từ đầu năm đến nay rất lớn do đó việc đáp ứng đủ nguồn cung cho các thị trường khác đôi khi gặp khó khăn. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc dễ dàng hơn, và đây là một thị trường có nhu cầu lớn”, công ty Fatifishco cho hay.

Công ty chế biến, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản Hùng Cá cũng đang xây nhà máy chế biến mới dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Công ty này cũng đang lên kế hoạch đầu tư cho việc nâng sản lượng trong năm 2019. Hiện tại công ty Hùng Cá đang có 500 ao nuôi trồng.

Quá tập trung vào thị trường Trung Quốc

Phát biểu tại Vietfish, một công ty tỏ ra lo ngại việc ngành cá tra Việt Nam đang quá tập trung vào thị trường Trung Quốc. Ông cho biết, công ty ông trước đó đã ngỏ ý muốn ký hợp đồng thuê chế biến cá tra để xuất khẩu sang EU nhưng đều bị từ chối do họ quá bận rộn cho việc tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Ông dẫn ví dụ về công ty Gadaco. Trước khi chuyển hướng tập trung vào thị trường Trung Quốc và EU, công ty này tăng cường nâng cấp thiết bị để phục vụ nhu cầu cá tra ở thị trường Mỹ. Từ đầu năm 2018, Gadaco đã tăng công suất chế biến khoảng 30%.

Trong khi giới truyền thông cảnh báo việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kêu gọi các thành viên đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của cá tra xuất khẩu sang thị trường này.

Một công ty cảnh báo về rủi ro khi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc: “Nếu yêu cầu chất lượng từ thị trường Trung Quốc cao hơn hoặc họ muốn trả giá thấp hơn, họ chỉ cần ngưng nhập khẩu và giá sẽ giảm mạnh. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 25% lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam”.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.