|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Rủ nông dân lập công ty làm du lịch 'nhà quê'

09:34 | 18/02/2018
Chia sẻ
Dường như chán với cảnh nhà cao tầng, đi siêu xe của thời công nghiệp hóa, nhiều gia đình từ châu Âu, Châu Mỹ… đưa vợ con vượt nửa vòng trái đất tìm đến Hội An để được một lần trong đời đi “siêu xe”, cưỡi trâu, rồi một ngày làm nông dân mà như lời họ bảo, đó là điều may mắn và ước mơ đã thành hiện thực…
ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que Dự thảo Luật Du lịch: Có nên bỏ nội dung quy hoạch đô thị du lịch?
ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi): Tạo hành lang pháp lý quan trọng cho du lịch phát triển
ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que Bỏ việc lương cao ở Google để mở công ty du lịch

Không đi theo con đường của những thanh niên bao làng quê bỏ biển lên bờ vào Sài Gòn lập nghiệp, chàng trai trẻ Trần Văn Khoa (1978) làng chài Cửa Đại, Hội An sau khi tốt nghiệp đại học ngoại ngữ Đà Nẵng trở về làng rủ nông dân cùng nhau lập công ty với vốn góp là những con trâu, thửa ruộng…cùng nhau làm giàu ngay nơi làng chài khó nghèo quê mình.

Rủ nông dân lập công ty

Công ty Hoian Eco-Tour và đổi tên thành Công ty TNHH Jack Trân Tours tại số 3 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường Cửa Đại Hội An của Khoa ra đời từ những ngày khốn khó và chẳn ai nghĩ lại ăn nên làm ra từ những chuyện ngược đời.

ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que
Hết trồng rau, Khoa lại đưa đoàn khách Tây lội ruộng cày cấy, lên thuyền thúng thăm rừng dữa bảy Mẫu, đánh bắt cá trên sông. Mỗi khách Tây đăng ký tham gia một ngày làm nông dân với Khoa đều phải đóng phí mỗi người 50 USD.

Cái công ty nhỏ ban đầu của Trần Văn Khoa vỏn vẹn với vốn liếng là sự góp công, góp của từ mấy con trâu và mãnh ruộng, chiếc thuyền thúng của những người nông dân làng chài phố Hội khó nghèo.

Đến bây giờ, công ty du lịch nhà quê của Khoa thành lập gần 11 năm. Ngày đó, những ai nghe đến chuyện khoa rủ khách Tây đi đánh cá trên sông, chèo thuyền thúng, rồi xuống đồng cày ruộng, cấy lúa, cưỡi trâu…đều cười bảo rằng “Tây họ ăn trắng mặc trơn ai lại đi làm nông dân chân lấm tay bùn. Họ vượt nửa vòng trái đất đến Hội An để ngắm cảnh, ăn chơi, ai rãnh mà đi theo cái thằng Khoa “hoang tưởng” lội bùn.”

Ban đầu nhiều nông dân khi nghe Khoa đến nhà trình bày ý tưởng góp công, góp sức làm du lịch ai cũng lắc đầu ái ngại. Bởi từ thuở cha ông đến chừ có thấy mấy ông Tây đi làm ruộng bao giờ?

“Hồi nớ đến nhà rủ ai cũng lắc đầu từ chối. Mình bảo cứ làm thử biết mô có tiền. Ban đầu chỉ một vài người đồng ý. Mấy bác nông dân cứ đưa trâu ra đồng cày ruộng, còn mình thì phiên dịch, đưa khách tây đến cùng làm. Xong mỗi buổi khách Tây cấy cày mình trả tiền công cho những bác nông dân tại ruộng. Nhận được tiền ai cũng sướng và bảo đấy là chuyện ngược đời, đi làm nông khổ cực như rứa mà mấy ông Tây phải chi tiền mới được làm.”-Khoa kể ngày đầu rủ nông dân góp vốn mở công ty Khoa Trần Eco-tour.

ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que
Mỗi đoàn khách Tây đăng ký làm nông dân khoảng từ 6-8 giờ đồng hồ phải trả chi phí từ 85 đến 90 USD. Mỗi đoàn khách Tây muốn tham gia phải từ 15 đến 20 người Khoa đã có từ 1000 đến 1800 USD.

Vợ chồng anh Robert Taylor đến từ Úc kể trong niềm phấn khích khi lần đầu tiên Trần Văn Khoa đưa đến làng rau Trà Quế cùng đoàn khách Tây hơn 20 người cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con nông dân.

“Được tự tay mình cuốc đất trồng rau, được cày trâu, tự tay cấy lúa dưới ruộng là một trãi nghiệm thú vị. Đây là lần đầu tiên mình được làm nông dân thực sự”-Vợ chồng anh Robert Taylor kể trong niềm phấn kích.

Nhiều khách Tây bảo chỉ một ngày làm nông dân đã giúp họ hiểu được thế nào là nổi vất vả và hiểu được nền văn minh lúa nước của Việt Nam sau khi trãi nghiệm.

“Thật thú vị khi bạn tự tay cuốc đất, tự tay cấy lúa, cày đất hay tự mình chèo thuyền thúng thả lưới bắt được những con cá, rồi tự tay nấu cho mình bữa cơm và thức ăn là rau, là những con cá tự mình đánh bắt được. Đây là trãi nghiệm mà ở bên đất nước mình không thể tìm thấy”-Anh Awngelique (Hà Lan) kể trong niềm phấn khích.

Trả tiền USD để được làm nông dân

Nhớ lại những ngày đầu lập công ty thuyết phục nông dân cùng làm du lịch, tất cả đều lắc đầu từ chối bởi họ không thể tin cái điều nghịch lý là xin đi làm nông dân cày cấy, cuốc đất trồng rau phải trả tiền.

Nhưng chính ông chủ trẻ Trần Văn Khoa đã minh chứng cái điều nghịch lý ấy là thực. Nhiều hộ nông dân Hội An đến bây giờ “thất nghiệp” mỗi khi Khoa đưa đoàn khách tây đến giành công việc làm nông chân lấm tay bùn.

ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que
Đến bây giờ sau gần 11 năm thành lập đã có hơn 100 hộ nông dân tham gia cùng Khoa làm du lịch. Năm 2017 doanh thu công ty khoảng 5 tỷ đồng, trả chi phí cho hơn 100 hộ nông dân Hội An cùng làm du lịch với Khoa gần 2 tỷ đồng. Một nguồn thu nhập mà nhiều hộ nông dân nghèo Hội An đến bây giờ có nằm mơ cũng không nghĩ đó là hiện thực.

Đến bây giờ chị Nguyễn Thị Thúy, một nông dân trồng rau ở làng rau Trà Quế Hội An, vẫn không tin là mình bị “thất nghiệp” mất việc làm, chỉ ngồi chơi, nhìn mấy ông Tây hùng hục cuốc đất thay chị để trồng rau.

“Hôm nớ thấy Khoa điện đến và nói chuyện sẽ đưa người đến cuốc đất giúp chị trồng rau. Một lúc thấy cả đoàn 20 ông bà người nước ngoài đến, không biết thằng Khoa nó nói cái gì mà mấy ông Tây đến giành phần cuốc đất. Lúc nớ tui chỉ nghĩ trong bụng: mấy ông bà ni sướng không ưng, muốn cực thì làm đi, tui nghĩ cho làm”-Chị Thúy kể.

Cả buổi sáng mấy ông bà Tây hì hục cuốc đất lên luống theo sự hướng dẫn của Khoa. Còn chị Thúy chỉ ngồi uống nước và cười. Cuối buổi làm, cả ruộng rau lên liếp chẳn mất công, lại được Khoa trả 100 nghìn đồng ngồi uống nước nhìn Tây làm việc.

Chị Thúy bảo: “Cả ruộng rau ni nếu thuê người cuốc đất mất cả triệu. Tự nhiên thằng Khoa đưa người đến làm giúp còn đưa tiền nữa ai dám nhận. Nhưng Khoa bảo đó là tiền chi phí cho chị bị “thất nghiệp” nên tui mới nhận.

Nhiều nông dân ở làng rau Trà Quế đến bây giờ trở thành đối tác của công ty Khoa Trần đều bảo mỗi khi thấy Khoa đưa khách đến làm nông dân là vui, vì vừa được nghỉ ngơi, ruộng rau có mấy ông Tây làm, lại có tiền.

Hết trồng rau, Khoa lại đưa đoàn khách Tây lội ruộng cày cấy, lên thuyền thúng thăm rừng dữa bảy Mẫu, đánh bắt cá trên sông. Mỗi khách Tây đăng ký tham gia một ngày làm nông dân với Khoa đều phải đóng phí mỗi người 50 USD.

ru nong dan lap cong ty lam du lich nha que
Ông chủ trẻ Công ty TNHH Jack Trân Tours Trần Văn Khoa (áo xanh) trong lần trao quà từ thiện tai Nam Trà My, Quảng Nam

Theo lời Khoa kể, mỗi đoàn khách Tây đăng ký làm nông dân khoảng từ 6-8 giờ đồng hồ phải trả chi phí từ 85 đến 90 USD. Mỗi đoàn khách Tây muốn tham gia phải từ 15 đến 20 người Khoa đã có từ 1000 đến 1800 USD. Trả chi phí cho bà con nông dân tham gia hướng dẫn cày cấy, trồng rau, đánh bắt cá khoảng 100 đến 200 nghìn đồng. Mỗi đoàn khách Tây tham gia làm nông dân Khoa cũng kiếm được kha khá sau khi trừ chi phí.

Hỏi doanh thu, Khoa bảo vất vả nhưng làm ăn cũng được. Chủ yếu là tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân có thêm thu nhập. Đến bây giờ sau gần 11 năm thành lập đã có hơn 100 hộ nông dân tham gia cùng Khoa làm du lịch.

Nhẫm tính, Khoa bảo, trong năm 2017 doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, trả chi phí cho hơn 100 hộ nông dân Hội An cùng làm du lịch với Khoa gần 2 tỷ đồng. Một nguồn thu nhập mà nhiều hộ nông dân nghèo Hội An đến bây giờ có nằm mơ cũng không nghĩ đó là hiện thực.

Nguyễn Hoàng