|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital lại bất ngờ đưa tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất kể từ đầu năm

18:00 | 05/08/2021
Chia sẻ
Trong báo cáo được công bố mới đây, quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý cho biết tỷ trọng tiền mặt cao nhất trong 7 tháng đầu năm, chiếm 5,56%.

Theo quan sát, sau ba tuần liên tiếp giảm, tỷ trọng tiền mặt của quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) bất ngờ tăng mạnh trở lại tuần cuối tháng 7. Tại ngày 29/7, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL lên cao nhất kể từ đầu năm 2021, chiếm 5,56%.

Với giá trị tài sản ròng đạt 2,34 tỷ USD, giá trị tiền mặt trong danh mục của quỹ VEIL thời điểm cuối tháng 7 vào khoảng 130,3 triệu USD. Ước tính, trong tuần (22 - 29/7), quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý này đã bán ra khoảng 37,5 triệu USD (870 tỷ đồng).

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital lại bất ngờ đưa tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất kể từ đầu năm - Ảnh 1.

Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

Thời điểm đầu tháng 7, quỹ VElL cũng bất ngờ đưa tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất kể từ đầu năm (khoảng 5,51% tại ngày 8/7). Động thái bán ròng của quỹ diễn ra đúng thời điểm thị trường bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh mạnh nhất kể từ đầu năm. 

Xét về giá trị, lượng tiền mặt tại thời điểm này của quỹ VEIL không khác biệt nhiều so với tại ngày 8/7 (139 triệu USD). 

Về danh mục đầu tư của quỹ VEIL, Top10 mã có tỷ trọng lớn nhất chiếm 77,07% danh mục tại ngày 29/7. Nhưng so với tuần giao dịch trước đó, thứ tự 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ VEIL có sự thay đổi khi mã ACB của ACB vượt VPB lên đứng thứ hai về tỷ trọng trong danh mục với 10,7%. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn đứng đầu với 13,97%.

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital lại bất ngờ đưa tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất kể từ đầu năm - Ảnh 2.

Top10 mã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của quỹ VEIL. Nguồn: VEIL.

Về hiệu quả đầu tư, tính đến ngày 29/7, tỷ suất lợi nhuận của quỹ VEIL đạt 31,45%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 18,58% của VN-Index.

Lợi Hoàng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.