|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giám đốc Dragon Capital: Muốn kiếm lợi nhuận 30 - 50%, phải chấp nhận mức giảm 5 - 10%, thanh khoản giảm là hợp lý

11:10 | 28/07/2021
Chia sẻ
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital, nếu tin vào câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 trong khoảng 20 – 25%, 1.200 – 1.250 điểm là vùng các nhà đầu tư cần quan tâm và có thể xuống tiền để gom cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt.

Thanh khoản giảm xuống là hợp lý

Sau giai đoạn thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2021, VN-Index chứng khiến chuỗi giảm mạnh. Cùng với mức giảm về điểm số, thanh khoản thị trường cũng liên tục suy yếu và có những phiên giá trị giao dịch gần như mất hút.

Chia sẻ về vấn đề này, trong buổi Tọa đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021", ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital cho biết: "Nếu nhìn vào đoạn thị trường trong vài tháng qua có thể thấy rằng mặc dù chỉ số sàn HOSE giảm khoảng 13 - 14% so với mức đỉnh nhưng thị trường Việt Nam có sự trưởng thành vượt bậc.

Chúng ta có thể nhận định mức thanh khoản 25.000 - 30.000 tỷ đồng mỗi phiên là không thực tế. Con số này tương đương 130 – 160% tổng giá trị vốn hóa của HOSE."

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, trong vòng 50 năm qua, thị trường thế giới cũng rất khó để có mức thanh khoản tăng trưởng và ổn định ở mức này. Do đó thanh khoản trên HOSE tại thị trường Việt Nam đâu đó 15.000 – 17.000 tỷ đồng, khoảng 80% giá trị vốn hóa là mức hợp lý.

"Do đó câu chuyện sụt giảm thanh khoản từ 25.000 – 30.000 tỷ đồng về 15.000 – 17.000 tỷ đồng tôi nghĩ là nên và giá trị giao dịch có thể duy trì ổn định tại vùng này."

Về mặt định giá thị trường, ông Tuấn cho rằng P/E 19 lần đôi khi là đắt nhưng cũng có thể là rẻ. Mức định giá P/E là đắt hay rẻ hoàn toàn phụ thuộc vào tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

"Nếu nhìn vào thị trường chứng khoán Việt Nam cách đây một tháng rưỡi khi mà COVID-19 chưa diễn biến quá phức tạp thì chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của thị trường đâu đó sẽ đạt 50 – 52%, nếu tính cả thị trường UPCoM.

Tuy nhiên, với diễn biến dịch bệnh như hiện nay thì lợi nhuận sẽ phải giảm xuống chỉ còn khoảng 40% trong năm 2021. Với dự báo dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát, thì lợi nhuận năm 2022 chắc chắn sẽ tăng 20 – 25%.", ông Tuấn cho hay.

Quay ngược lại thời điểm năm 2020, có ai dám đưa ra dự báo lợi nhuận năm 2021 có thể tăng trưởng ở mức 40, 50% hay không? Nước Mỹ năm qua cũng chứng kiến GDP tăng tới 6,6% cao nhất trong mấy chục năm gần đây. Điều này có nghĩa là khi COVID qua đi hoạt động kinh tế sẽ tăng đột biến, có thể trên kỳ vọng của rất nhiều người.

Tích lũy là yếu tố cần thiết để thị trường đi lên

Cũng theo ông Tuấn, nếu nói về giai đoạn thị trường giảm trong giai đoạn vừa rồi định giá chỉ là một phần.

Một trong những yếu tố cần xem xét là dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài rút quá mạnh ra khỏi thị trường. Nếu xét từ đầu năm đến hiện tại, dòng tiền ra (outflow) trên sàn chứng khoán Việt là 1,7 tỷ USD. Còn trong 3 năm có tới 4 tỷ USD outflow rút khỏi thị trường Việt Nam.

Do đó, ông Tuấn đi đến kết luận, với đà rút vốn liên tục của nước ngoài cộng thêm lượng cho vay margin (ký quỹ) tăng ở mức đột biến ở tất cả các công ty thì muốn lên tiếp bắt buộc phải có các đợt tích lũy (consolidation).

Quá trình này để chuyển hóa những người đi vay nhiều sang những người chưa vay, chuyển hóa từ dòng tiền bull quá mạnh vào thị trường qua dòng tiền rẻ hơn một chút để thay thế cho dòng tiền đó.

"Câu chuyện thị trường giảm đợt vừa qua theo tôi đánh giá là tốt", ông Tuấn nói.

Với dự báo lợi nhuận tăng 35 – 40% thì định giá năm 2021 đâu đó khoảng 14 - 15 lần P/E. Còn nếu xét về định giá năm 2022, nếu tăng trưởng lợi nhuận 20 -22% thì định giá chỉ còn 11,5 lần P/E, thấp hơn so với mức bình quân của thị trường là 15 -16 lần P/E.

"Một vài công ty đang giao dịch trên sàn có mức định giá cao hơn thị trường rất nhiều. Nhưng xét về tổng thể toàn thị trường thì 11,5 – 12 lần P/E không thể nói là đắt được. Với mức định giá này, chúng ta không cần phải lo lắng.

Ông Tuấn cũng đưa ra lời khuyên đối với nhà đầu tư: "Đối với chúng tôi việc thị trường tăng giảm 5 – 10% rất là bình thường. Một khi đã tham gia thị trường, để kiếm được lợi nhuận 30 – 50% thì chúng ta phải chấp nhận câu chuyện thị trường giảm 5 – 10%, không thể khác được.

Do đó, nếu tin vào câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 trong khoảng 20 – 25%, tôi nghĩ 1.200 – 1.250 điểm là vùng các nhà đầu tư cần quan tâm và có thể xuống tiền để gom cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.