|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quy định xuất khẩu gạo: Mập mờ khái niệm ‘có kho chuyên dùng’

22:33 | 12/07/2017
Chia sẻ
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo (Dự thảo) do Bộ Công Thương soạn thảo đưa ra điều kiện thương nhân xuất khẩu gạo phải “có kho chuyên dùng”. Theo đánh giá của VCCI, việc sử dụng từ “có” ở đây đang tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau.
quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung
Quy định xuất khẩu gạo: Mập mờ khái niệm ‘có kho chuyên dùng’

Thế nào gọi là “có kho chuyên dùng”?

Điều 4.1.a - Dự thảo quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo viết: Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo thì phải “Có kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo và cơ sở xay, xát thóc, gạo phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm”.

VCCI nhận định: việc sử dụng từ “có” đang tạo ra nhiều cách hiểu về kho chuyên dùng. Là có quyền sở hữu chủ duy nhất? Có quyền đồng sở hữu? Hay là có quyền sử dụng?

Tổ chức này cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của chính sách là cơ quan nhà nước nắm được thông tin về năng lực kho chứa của doanh nghiệp và kho đó được sử dụng để dự trữ thóc gạo. Mấu chốt của vấn đề nằm ở quyền sử dụng kho của doanh nghiệp. Do đó chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp có quyền sử dụng kho chứa chuyên dùng, và quyền này được thể hiện qua hình thức sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mượn kho là đủ.

quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung

Nhiều cách hiểu về khái niệm "có kho chuyên dùng"

Cũng theo VCCI, Điều 4.1.a trên còn quy định doanh nghiệp phải có cơ sở xay xát lúa gạo. Điều này thực sự không liên quan đến điều hành an ninh lương thực. “Giả sử trong trường hợp mất an ninh lương thực, việc huy động các máy xay xát (cả quy mô công nghiệp, quy mô hộ gia đình, loại cố định hay di động) để phục vụ xay xát thóc gạo là việc tương đối đơn giản. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có cơ sở xay xát thóc gạo”.

Vùng nguyên liệu chỉ nên là quy định mang tính ưu đãi

Điều 4.1.b Dự thảo yêu cầu thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo với người sản xuất lúa.

Theo nhận xét của VCCI, việc yêu cầu vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất chỉ mang tính ưu đãi, hỗ trợ chứ không nên coi là điều kiện bắt buộc để trao quyền hoặc hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

“Nếu quy định bắt buộc như dự thảo sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể xuất khẩu, mặc dù doanh nghiệp đó có cơ hội để mua gạo của nông dân và bán cho nước ngoài. Nói cách khác, quy định này sẽ làm giảm cơ hội, thu hẹp thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân Việt Nam. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất tại Điều 4 của Dự thảo”.

Một số biện pháp ưu đãi, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất có thể tính đến được VCCI đề xuất như: Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu sẽ được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp có vùng nguyên liệu sẽ được ưu tiên thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung vv…

Dự thảo vẫn còn nhiều giấy phép con

Điều 4 của Dự thảo yêu cầu kho chứa phải là chuyên dùng để chứa thóc gạo, bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tương ứng với đó, Điều 6 của Dự thảo quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo yêu cầu phải có 2 loại giấy tờ gồm: bản kê khai kho chứa theo mẫu và có xác nhận của Sở Công Thương; bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cấp có thẩm quyền cấp cho kho chứa để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Như vậy, để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải làm 3 thủ tục hành chính: Sở Công Thương xác nhận kho chứa (Điều 5 của Dự thảo); Sở Nông nghiệp cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Điều 23.4.b Nghị định 38/2012/NĐ-CP); Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Điều 6 của Dự thảo).

quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung

Dự thảo vẫn "trói" doanh nghiệp xuất khẩu gạo bằng nhiều thủ tục

Thủ tục hành chính như vậy là quá phức tạp và có nhiều giấy phép con. VCCI đề nghị sửa Điều 4 theo hướng chỉ cần có kho chứa đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm.

Sửa Điều 6 theo hướng: hồ sơ nộp cho Bộ Công Thương chỉ bao gồm: (1) đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (các nội dung kê khai kho chứa thể hiện luôn trong đơn đề nghị); và (2) giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Và bỏ Điều 5 của Dự thảo: việc kiểm tra thực tế tại kho chứa tùy thuộc vào nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương (Bộ có thể tự kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Công Thương để kiểm tra) theo đúng thời hạn quy định.

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng Điều 6.5 của Dự thảo quy định thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (5 năm) sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc bảo đảm thực thi các quy định pháp luật về xuất khẩu gạo đã được thực hiện dựa trên cơ chế báo cáo (Điều 26.1, Điều 26.2), cơ chế thanh tra, kiểm tra (Điều 24.2.b, Điều 24.6.a) và thu hồi giấy chứng nhận (Điều 8). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định tại Điều 6.5 về thời hạn của Giấy chứng nhận.

quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung [Infographics] Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo

Giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định ...

quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung Nhu cầu yếu, giá gạo châu Á tiếp tục giảm

Giá gạo tại ba nước châu Á xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tiếp tục giảm trong tuần thứ hai liên tiếp vì nhu ...

quy dinh xuat khau gao map mo khai niem co kho chuyen dung Việt Nam xuất khẩu 4 triệu tấn gạo vào năm 2030

Mức mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 13 năm nữa vẫn giữ ngang bằng so với hiện tại là 4 triệu tấn.

Vĩnh Chi