Quốc hội thông qua Luật Quản lý Ngoại thương, chưa xem xét dự án cao tốc Bắc - Nam
Năm 2018, Quốc hội giám sát chuyên đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước | |
Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Liên quan tới Luật Quản lý Ngoại thương, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật quản lý ngoại thương (sửa đổi) vào đầu giờ chiều 12/6. Cụ thể, 433 trên 438 đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật này (chiếm 88,19%).
Luật Quản lý Ngoại thương gồm 8 chương, 113 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Luật quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Đối tượng áp dụng là cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương và tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.
Cũng tại phiên họp chiều 12/6, một trong những nội dung được chờ đợi trong chương trình họp kỳ này là về dự án cao tốc Bắc – Nam. Tuy nhiên, nội dung này cuối cùng đã không xuất hiện trong bản chương trình được đề nghị bổ sung, điều chỉnh.
Trước đó, theo dự kiến, nội dung này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào chiều hôm nay (12/6).
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam có điểm đầu tại nút giao Cao Bồ (điểm cuối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) thuộc địa phận huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Điểm cuối dự án tại nút giao Dầu Giây (điểm cuối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Dự án có chiều dài khoảng 1.372km, đi qua 16 tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư toàn dự án với quy mô hoàn chỉnh khoảng 312.435 tỷ đồng. Giai đoạn 1 (2017 - 2025) khoảng 243.312 tỷ đồng và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 69.123 tỷ đồng.
Cũng trong phiên làm việc chiều 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nội dung điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ ba.
Báo cáo nội dung, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung việc xem xét phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm hai thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao để đáp ứng yêu cầu công việc. Nội dung này sẽ được tiến hành vào sáng 19/6.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thống nhất chưa biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch. Nguyên nhân được đưa ra là bởi qua thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều vấn đề liên quan đến ít nhất 45 luật hiện hành. Quốc hội cần có thời gian tham gia sâu của các cơ quan liên quan chịu tác động của dự thảo luật.
Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 3. Ảnh: Thanhtra. |
“Dự án này cần nghiên cứu sâu để hoàn thiện và tiếp tục xem xét vào kỳ họp thứ tư của Quốc hội”, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Dự án luật Quy hoạch đã trải qua một chặng đường dài, long đong, nhiều lần được đưa vào, rút ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, gây nhiều cuộc tranh luận về chuyện các Bộ, ngành “nói ngược” với quan điểm trình trước khi đi tới vòng cuối, chuẩn bị cho việc đưa ra Quốc hội bấm bút thông qua. Với quyết định rút ngay trước “giờ chót” lần này, dự án luật một lần nữa gặp trắc trở.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/