|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách mua bảo hiểm cho ngư dân vùng biển

19:29 | 20/06/2017
Chia sẻ
Phiên áp chót kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật thủy sản (sửa đổi). 
 
dai bieu quoc hoi de nghi bo sung chinh sach mua bao hiem cho ngu dan vung bien Quốc hội thông qua hai dự án Luật
dai bieu quoc hoi de nghi bo sung chinh sach mua bao hiem cho ngu dan vung bien Đề nghị xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu chi sai NSNN

Phiên họp 20/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Vấn đề mà nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐB) quan tâm thảo luận là về thẩm quyền giao, cho thuê, thu hồi đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.

Về cho thuê mặt nước nuôi thủy sản, dự thảo luật dành 5 điều để quy định về việc giao, cho thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản.

Theo dự thảo luật, thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không quá 20 năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển, người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng để nuôi trồng thủy sản mà Nhà nước không có nhu cầu thu hồi thì người sử dụng đó được ưu tiên xem xét được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.

dai bieu quoc hoi de nghi bo sung chinh sach mua bao hiem cho ngu dan vung bien
Một số ĐB đề nghị bổ sung chính sách mua bảo hiểm cho ngư dân nuôi trồng thủy sản ở vùng nước biển bởi đầu tư lớn, rủi ro cao. Ảnh: Baoquangninh.

Tại phiên họp ngày 20/6, các ĐB đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc giao UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển bởi vì việc này khó khả thi đối với các dự án có quy mô đầu tư trên diện tích lớn, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh.

Các ĐB cũng đề nghị quy định thẩm quyền giao, cho thuê đối với những trường hợp này cho Chính phủ, Bộ và cần quy định chi tiết trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ liên quan trước khi giao, cho thuê mặt nước. Ngoài ra, theo các ĐB, việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam là một chủ trương đúng đắn để phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc quy định cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản là phương thức mới, diện tích vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam rộng lớn với gần 1 triệu km2, tiếp giáp với nhiều quốc gia.

Vì vậy, theo nhiều ý kiến của các ĐB, cần cân nhắc kỹ lưỡng một số vấn đề về quốc phòng - an ninh để bảo đảm hài hòa lợi ích phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

Về chính sách phát triển thủy sản, một số ĐB đề nghị bổ sung chính sách mua bảo hiểm cho ngư dân nuôi trồng thủy sản ở vùng nước biển bởi đầu tư lớn, rủi ro cao. Chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian cấm đánh bắt thủy sản là rất cần thiết nhưng phải quy định chặt chẽ để tránh trục lợi.

Nhiều ĐBQH cũng đồng ý thành lập quỹ bảo vệ và phát triển thủy sản ở cả Trung ương và tỉnh. Lực lượng kiểm ngư ngoài ở Trung ương thành lập thêm ở 29 tỉnh thành ven biển. Cùng với đó, cần có chế tài đối với việc làm dịch bệnh thủy sản lây lan.

Tô Đức