|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Quốc Cường Gia Lai khẳng định khu đất nhận chuyển nhượng từ Tân Thuận không phải đất công

22:59 | 23/04/2018
Chia sẻ
Phần đất Tân Thuận chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai là đất nông nghiệp, do Tân Thuận dùng tiền từ hoạt động kinh doanh (bất động sản) để thương lượng, đền bù trực tiếp cho người dân. Do đó, các thửa đất này đều thuộc hàng hóa của Tân Thuận và được hạch toán vào hàng tồn kho của công ty. Quốc Cường Gia Lai mới nhận 32,4/50 ha từ công ty này.
quoc cuong gia lai khang dinh khu dat nhan chuyen nhuong tu tan thuan khong phai dat cong Bà Nguyễn Thị Như Loan: 'Tôi mua đất Phước Kiển đúng giá thị trường'
quoc cuong gia lai khang dinh khu dat nhan chuyen nhuong tu tan thuan khong phai dat cong Cường 'đô la' lên tiếng làm rõ vụ Quốc Cường Gia Lai mua đất Phước Kiển giá bèo

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) công bố thông tin về việc QCG nhận chuyển nhượng 32,4 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.

Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 32,4 ha (đất da beo) mà Tân Thuận chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai 100% không phải là đất công như một số thông tin trong thời gian qua. Đồng thời, việc chuyển nhượng này cũng không phải thông qua đấu giá.

quoc cuong gia lai khang dinh khu dat nhan chuyen nhuong tu tan thuan khong phai dat cong
Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc QCG

Lý giải vấn đề này, Quốc Cường Gia Lai cho rằng các thửa đất trên không do Nhà nước giao Tân Thuận quản lý, không phải đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, không phải là đối tượng đất thuộc Nhà nước giao cơ quan, đơn vị tổ chức quản lý sử dụng áp dụng Quyết định 09/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Phần đất Tân Thuận chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai là đất nông nghiệp, do Tân Thuận dùng tiền từ hoạt động kinh doanh (bất động sản) để thương lượng, đền bù trực tiếp cho người dân. Do đó, các thửa đất này đều thuộc hàng hóa của Tân Thuận và được hạch toán vào hàng tồn kho của công ty. Quốc Cường Gia Lai mới nhận 32,4/50 ha từ công ty này.

Ngoài ra, Tân Thuận buộc phải bán 32,4 ha đất đã đền bù do không chứng minh đủ năng lực thực hiện dự án 50 ha. Trong trường hợp này, Tân Thuận chưa đáp ứng được 20% vốn đối ứng của công ty so với tổng mức đầu tư dự án (5.000 tỷ - áp theo suất đầu tư của Bộ Xây Dựng), tương ứng vốn chủ sở hữu của Tân Thuận phải đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ hiện có chỉ đạt 126 tỷ đồng.

Trong quá trình 10 tháng thực hiện đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng chuyển nhượng, Quốc Cường Gia Lai khẳng định đã tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật.

Ngày 9/2/2018, hai bên đã ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng là 632 tỷ đồng (có VAT) và 574,5 tỷ đồng (chưa VAT) mà không phải con số 419 tỷ đồng như dư luận được thông tin trước đó.

Do nhận thấy mức giá bình quân 1.768.000 đồng/m2 (chưa VAT) mà Sở Tài nguyên Môi trường xác định là giá đất được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở khi làm dự án; Quốc Cường Gia Lai đã đồng ý nộp thêm 170,8 tỷ đồng (có VAT) va thanh toán chậm nhất vào tháng 12/2018.

QCG đã nhận chuyển nhượng các thửa đất từ người dân trong khu đất 50 ha này từ năm 2016 – 2-17 với giá chuyển nhượng từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/m2 (đối với diện tích từ 1.000 – 2.400m2).

Cùng thời điểm 2017, có một khu đất đang chào bán cho Quốc Cường Gia Lai lô đất đối diện khu đất của Tân Thuận (hơn 10ha) đã đền bù 100% (không da beo), có đường vào khu đất với giá 2,2 triệu/m2. QCG đã trả 1,8 triệu/m2 nhưng chủ đất chưa đồng ý. Hiện chủ đất vẫn chào giá 2,8 triệu/m2 nhưng chưa bán được.

Số tiền 4.650.000 đồng/m2 là đơn giá Quốc Cường Gia Lai đã đền bù cho dự án khác. Dự án này cách khu đất Tân Thuận khoảng 10 km và hiện Tân Thuận vẫn chào bán các sản phẩm như các công ty bất động sản khác.

Nhật Huyền