Quảng cáo dối trá trên mạng xã hội khiến nhiều người nghĩ họ có thể sở hữu cơ thể rắn chắc nhờ bột protein
Euromonitor, tổ chức theo dõi các xu hướng thị trường, nhận định bột protein phổ biến hơn hẳn các loại thực phẩm bổ sung khác.
Hiệp hội Dinh dưỡng Anh (BDA) tin rằng cách tiếp thị cho một số sản phẩm dinh dưỡng, bao gồm bột protein, đang diễn ra theo cách thức sai và vô đạo đức, theo BBC.
Quảng cáo sai và vô đạo đức
Do ảnh hưởng của kiểu quảng cáo ấy, hàng vạn người đang dùng bột protein như thực phẩm thay thế thức ăn, chứ không phải thực phẩm bổ sung.
Protein giúp cơ thể làm lành vết thương, phát triển xương và cơ. "Song người dân đang nghe quá nhiều lời khuyên sai", giáo sư Graeme Close, một giảng viên của Đại học John Moores, phát biểu.
Graeme Close nhận định rằng sự phổ biến của những mạng xã hội như Instagram, Twitter khiến nhiều người ảo tưởng rằng họ có thể làm đẹp hình thể nhờ những hộp bột protein.
"Quảng cáo của nhiều doanh nghiệp về bột protein chẳng những sai, mà còn vô đạo đức. Chắc chắn mọi người từng thấy nhiều video quảng cáo khẳng định một cách nực cười rằng chúng ta có thể thay đổi hình thể, giảm béo với bột protein chỉ trong 4 tuần", vị giáo sư khẳng định.
Tiến sĩ Stuart Gray là một chuyên gia về dược và thể thao của Đại học Glassgow (Anh). Ông khẳng định rằng, cơ thể người có thể nạp đủ protein trong khẩu phần hằng ngày.
"Vì thế, lợi ích của bột protein đối với cơ thể rất nhỏ hoặc bằng không", ông nói.
Nữ doanh nhân Anna Sward, người phụ nữ Mỹ đã viết ba cuốn sách dạy nấu ăn liên quan đến bột protein được xuất bản ở phạm vi quốc tế, lập luận rằng những doanh nghiệp sản xuất, phân phối bột protein nên hướng tới tới cả trẻ em, người già trong các chương trình quảng bá sản phẩm, thay vì chỉ tập trung vào thanh niên và những người muốn có thể hình đẹp.
Đủ an toàn cho trẻ
Anna Sward nói rằng giáo dục là cần thiết để mọi người biết bột protein rất an toàn mặc dù nó là thực phấm chế biến. Cô chỉ ra rằng chúng ta có thể cho trẻ sơ sinh sử dụng nó.
"Đương nhiên, bột protein đã qua chế biến. Nhưng bột mỳ cũng vậy. Và cả cà phê, dầu ô liu và ca cao cũng thế. Bản thân việc chế biến không thể biến thứ gì đó thành một sản phẩm không thể ăn.
Cách rõ ràng nhất để nhấn mạnh bản chất an toàn và' thực phẩm thực sự 'của bột protein có lẽ là nhắc nhở người tiêu dùng rằng sữa bột trẻ em, một sản phẩm được chấp nhận rộng rãi như một thức ăn dinh dưỡng an toàn trong nhiều thập kỷ, cũng chứa bột protein.
"Điều tương tự cũng đúng với nhiều mặt hàng thực phẩm mà hầu hết chúng ta không bao giờ hoài nghi và được coi là thực phẩm. Ví dụ, bánh mì, bánh pizza, sô cô la, bánh quy và bánh ngọt", cô nói.
Các đối tượng cần protein lại không được quan tâm
Sward chỉ ra rằng bột protein có thể là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho những thế hệ cao tuổi, những người cần thực phẩm này nhiều hơn các nhóm tuổi khác như một cách ngăn ngừa chứng suy nhược cơ thể mà cách duy nhất để làm cho bột protein thu hút đối với thế hệ này là bằng thông tin có căn cứ khoa học.
"Những gì chúng ta cần bây giờ là thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy dựa trên thực tế chứ không phải dựa trên các nghiên cứu báo chí hời hợt hay những lời đồn do marketing tạo ra. Chúng ta cần phải phá bỏ những ảo tưởng đã ăn sâu trong thế giới bột protein trong nhiều năm".
Hình thể "khỏe mạnh"
Sward cũng lập luận rằng ngành này cũng nên thay đổi hình ảnh dập khuôn về một cơ thể 'khỏe mạnh' trông như thế nào.
"Chúng tôi cần tách hình ảnh và thông điệp thân hình cơ bắp và không có mỡ khỏi protein, đồng thời gỡ bỏ hình ảnh tương tự này khỏi cách chúng ta bán - và tiêu thụ - "sức khỏe". Vào cuối ngày, một cơ thể khỏe mạnh có thể xem xét theo hàng triệu cách khác nhau, không phân biệt cơ thể đó chứa bao nhiêu lượng mỡ hoặc cơ", cô khẳng định.