|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quản lí tiền mặt cho thương mại điện tử châu Á là miếng bánh hấp dẫn của giới ngân hàng toàn cầu

09:03 | 29/12/2019
Chia sẻ
Thị trường thương mại số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, đạt con số hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, trở thành thị trường hấp dẫn với đối với các ngân hàng.

Thương mại điện tử cùng với hoạt động chia sẻ xe được cho là các yếu tố chính thúc đấy nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo mới nhất mà Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố cho thấy, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Trên phạm vi châu Á, con số đó còn lớn hơn rất nhiều.

Sự tăng trưởng về quy mô hoạt động và doanh thu của ngành thương mại điện tử làm lộ ra những điểm nghẽn trong hoạt động thương mại điện tử cần giải quyết, như thanh toán điện tử và vận chuyển hàng hóa.

Quản lí tiền mặt tạo nguồn thu ổn định mà không cần vốn lớn

Các hoạt động giao dịch ngân hàng thường nhật – bao gồm những dịch vụ liên quan tới các nhu cầu hoạt động của các công ty như tài trợ thương mại hay quản lý tiền mặt - là nguồn doanh thu ổn định mà không đòi hỏi số vốn lớn đối với các ngân hàng ở châu Á - khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới.

Dù thương chiến Mỹ - Trung chưa gây ra tác động mạnh đối với việc kinh doanh, giới phân tích nhận định căng thẳng đã phủ bóng đen lên triển vọng phát triển của các nền kinh tế châu Á và thương mại hàng hóa, đồng thời khiến cho lĩnh vực dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn.

Quản lí tiền mặt cho thương mại điện tử châu Á là miếng bánh hấp dẫn của giới ngân hàng toàn cầu - Ảnh 1.

Châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh và các nhu cầu tăng dần đối với cơ sở hạ tầng cho giao dịch theo thời gian thực. Ảnh: Free Malaysia Today

Theo giới quản lý cấp cao của các ngân hàng và các chuyên gia , mục tiêu mà các ngân hàng nhắm đến là các công ty thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động và dịch vụ gọi xe.

Rajesh Mehta, Giám đốc phụ trách các giải pháp thương mại và nguồn quỹ của tập đoàn City ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bình luận rằng kinh doanh tài chính thương mại tiêu chuẩn đã trở thành một loại hàng hóa, và châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh và các nhu cầu tăng dần đối với cơ sở hạ tầng cho giao dịch theo thời gian thực.

“Quản lý tiền mặt của các công ty thương mại điện tử với chuỗi phân phối trải dài trong khu vực đang là cơ hội tốt, bởi các công ty này phát triển và mạng lưới chuỗi cung ứng của họ trở nên lớn hơn và phức tạp hơn”, Mehta phát biểu.

Mức tăng trưởng phi mã

Doanh thu của Citi từ các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các các công ty thương mại điện tử, cho tới thời điểm này của năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 17% của năm ngoái, biến nó thành mảng tăng trưởng mạnh nhất trong mảng giải pháp thương mại và tài chính của chi nhánh của City tại châu Á - Thái Bình Dương.

Giới ngân hàng dự báo tăng trưởng trong phân khúc khách hàng công nghệ có thể sẽ gia tăng nhờ các giao dịch nền tảng kỹ thuật số ở châu Á và các công ty công nghệ mở rộng hoạt động ở nước ngoài, nhờ đó hạn chế tác động từ cuộc chiến thương mại.

Theo công ty tư vấn Accenture, thị trường thương mại số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, đạt con số hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 2/3 giá trị thương mại điện tử trên toàn cầu.

"Bài toán lớn là làm thế nào người ta có thể thống trị nền kinh tế dịch vụ trong tương lai ,một chiến trường khổng lồ. Những cuộc chiến thương mại này đều liên quan nền kinh tế hàng hóa", ông Mohit Mehrotra, nhà lãnh đạo tư vấn chiến lược của tập đoàn Deloitte tại Châu Á Thái Bình Dương, nhận định.

Cửu Dương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.