|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

QCG bàn kế hoạch tạm ứng cổ tức 8,6% bằng tiền năm 2017

15:16 | 18/05/2017
Chia sẻ
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, QCG bàn chuyện trả cổ tức bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng là 2/6. Thời gian và địa điểm tổ chức cuộc họp sẽ được QCG thông báo sau.
qcg ban ke hoach tam ung co tuc 86 bang tien nam 2017
Ảnh minh họa

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (MÃ: QCG) vừa công bố việc tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2017. Ngày chốt quyền 2/6.

Hiện, thời gian và địa điểm họp chưa được công bố. Tuy nhiên, nội dung họp có nhiều điểm đáng chú ý.

Ngoài việc báo cáo của HĐQT và Ban kiểm soát về tình hình hoạt động của công ty, HĐQT QCG còn trình tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2017, tỷ lệ 8,6%.

Trong lịch sử chi trả cổ tức, QCG chỉ duy nhất trả cổ tức bằng tiền năm 2011, tỷ lệ 5%. Từ đó đến nay, QCG chưa một lần chi trả thêm cổ tức tiền mặt.

Công ty cũng sẽ đưa ra kế hoạch định hướng phát triển 5 năm 2017 - 2021, bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ trên.

Cổ phiếu QCG đã tăng trần phiên thứ 15, mức giá hiện vào khoảng 18.500 đồng/cp, tăng 153% chỉ sau 15 phiên.

Mới đây, cổ phiếu QCG bị nhắc nhở toàn thị trường về vi phạm công bố thông tin.

Quý I/2017, QCG đạt 269 tỷ đồng doanh thu, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ do bàn giao căn hộ các dự án cho khách hàng tăng.

Tổng nợ phải trả của QCG là 4.249 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng nguồn vốn, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, QCG có khoảng hơn 2.744 tỷ đồng khoản phải trả khác, gấp 3,6 lần đầu kỳ, gồm bên thứ 3 khoảng 1.710 tỷ đồng, còn lại là các bên liên quan (chủ yếu là từ Công ty TNHH Bắc Phước Kiển khoảng 810 tỷ đồng).

qcg ban ke hoach tam ung co tuc 86 bang tien nam 2017 Quốc Cường Gia Lai đã chi 1.623 tỷ đồng để trả nợ trong quý 1, doanh thu gấp 3 lần cùng kỳ

Dù doanh thu đạt 269 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ nhưng các chi phí gia tăng nên lãi sau thuế ...

Khổng Chiêm

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.