|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

PV Drilling, bị kịch từ 'ông vua' dầu khí đến 'gã làm thuê' trầy trật lo thoát lỗ

07:00 | 08/05/2018
Chia sẻ
Trong quý I/2018, PV Drilling lỗ nặng gần 240 tỷ đồng, để đạt được mục tiêu không lỗ trong năm nay, con đường phía trước của "ông vua" dầu khí một thời dự báo sẽ vô cùng chông gai. 
pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo Chi phí cố định cao, PV Drilling lỗ hơn 239 tỷ đồng
pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo Vượt chỉ tiêu doanh thu năm, PV Drilling ôm khoản lỗ 228 tỷ đồng trong 9 tháng

Lỗ nặng gần 240 tỷ đồng, cổ phiếu xuống thấp nhất lịch sử

Kết thúc quý I/2018, mặc dù doanh thu hợp nhất 1.106 tỷ đồng, tăng tới 120% so với cùng kỳ, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling – Mã: PVD) tiếp tục báo lỗ nặng gần 240 tỷ.

Nguyên nhân tăng trưởng doanh thu đến từ tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động (gấp đôi lên 2,8 giàn), tuy nhiên do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay libor tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ, khấu hao tăng khi giàn khoan hoạt động nhiều hơn), dẫn đến kết quả tiếp tục bết bát.

Trong kỳ, PVD tiếp tục tăng hoạt động thương mại với biên lợi nhuận thấp, ngoài ra các đơn giá dịch vụ liên quan đến khoan giảm sút do cạnh tranh gay gắt.

Gần như tất cả mảng kinh doanh chính của công ty lỗ gộp 45 tỷ đồng trong quý I, biên lợi nhuận gộp âm 4%. Hoạt động tài chính lỗ gần 20 tỷ đồng, hoạt động trong công ty liên kết lỗ trên 4 tỷ đồng, kinh doanh khác cũng lỗ…

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo
Kết quả kinh doanh theo mảng của PVD trong quý I/2018. Đvt: tỷ đồng

So với cùng kỳ năm ngoái, PVD tiến hành cân bằng tỷ trọng giữa các mảng. Doanh thu từ bán hàng hóa tăng mạnh nhất và chiếm nhiều nhất với 383 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ. Cung cấp dịch vụ khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan đóng góp tương đương nhau 360 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dịch vụ khoan lỗ gộp gần 100 tỷ đồng, hai mảng còn lại đem lãi cũng chỉ vài chục tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu theo khu vực cho thấy nguồn thu chủ yếu vẫn đến từ kinh doanh trong nước, chiếm 84%.

Với hoạt động nước ngoài, công ty thất bại nặng nề nhất trên thị trường Malaysia, lỗ gộp 66 tỷ đồng, hoạt động tại thị trường Thái Lan lỗ gần 7 tỷ đồng, trong khi đó hoạt động tại thị trường Algieria báo lãi nhưng không đủ để vớt vát.

Vua dầu khí một thời nay trầy trật lo thoát lỗ

Với kết quả kinh doanh thời gian qua, người ta không còn nhận ra hình bóng "ông vua" dầu khí một thời.

Kể từ thời điểm niêm yết năm 2003 đến 2014, PVD liên tục tăng trưởng về cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Đỉnh điểm là năm 2014, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt cao nhất trong lịch sử với 20.884 tỷ và 2.539 tỷ đồng.

Tuy nhiên từ 2015, giá dầu giảm khiến kinh doanh tụt dốc, thảm nhất là giai đoạn gần đây.

Doanh thu cả năm 2017 chỉ đạt 3.890 tỷ đồng, tương đương 19% so với đỉnh điểm 2014, lợi nhuận sau thuế teo tóp còn gần 36 tỷ đồng.

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo

Những con số bi quan này nằm trong bối cảnh khó khăn chung của ngành. Cùng với một số cổ phiếu ngành dầu khí, thị giá PVD đang chìm trong vùng đáy lịch sử, từ đỉnh 80.000 đồng/cp năm 2014 nay còn 15.000 đồng/cp, giảm trên 80%.

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo
Diễn biến giá cổ phiếu PVD từ năm 2012. (Nguồn: VNDirect, giá đã điều chỉnh).

Triển vọng giá dầu không mấy sáng sủa và nguồn cung dàn khoan dồi dào, cơ hội nào cho PVD trở lại?

Giai đoạn 2014-2016, ảnh hưởng từ giá dầu thế giới lao dốc, tỷ lệ giàn khoan có việc tại Đông Nam Á liên tục giảm từ 86% xuống 35%, giá thuê giàn khoan jack-up bình quân giảm từ 80.000-120.000 USD/ngày năm 2015 giảm xuống 50.000-55.000 USD/ngày vào cuối 2016, và giữ nguyên cho đến nay.

Giá thuê giàn khoan chủ yếu phụ thuộc cung cầu thị trường. Nhu cầu khoan phụ thuộc và có độ trễ theo giá dầu từ 9-12 tháng. Bối cảnh hiện tại, nhiều tổ chức đánh giá nhu cầu khoan chưa thể hồi phục hoàn toàn trong 1-2 năm tới.

Về nguồn cung, theo dữ liệu từ Infield Rigs, khu vực Đông Nam Á có trên 108 giàn khoan tự nâng, còn rất mới với hơn 60% dưới 10 năm, số giàn thanh lý rất thấp (khoảng 4 giàn/năm). Bên cạnh đó, sẽ có 15 giàn được đóng mới từ 2017- 2020, dẫn đến nguồn cung hiện tại rất khó giảm.

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo

Theo tính toán của Chứng khoán KIS Việt Nam, giá thuê giàn phải xấp xỉ 70.000 USD/ngày thì PVD mới đủ bù đắp chi phí mảng dịch vụ khoan, đồng thời tỷ lệ giàn khoan tự nâng có việc sẽ là 90% trong năm 2018 so với 66% trong năm 2017.

Năm 2018, theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường dầu thô và cung ứng giàn khoan tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới sẽ lạc quan hơn năm 2017.

PVD nhận định, để tránh tình trạng thiếu hụt dầu thô (nguyên nhân từ việc cắt giảm khai thác từ các năm trước) đảm bảo an ninh năng lượng, các quốc gia phải đẩy mạnh thăm dò, khai thác dự trữ dầu ngay trong năm 2018.

Bên cạnh đó, biến động số lượng giàn khoan cung ứng ra thị trường giảm do loại bỏ giàn khoan cũ (đóng trước năm 2000) nhiều hơn số giàn khoan đóng mới đưa ra thị trường. Đây sẽ là cơ sở để cải thiện dư thừa dàn khoan tự nâng trên thị trường và sự hồi phục của giá cho thuê thời gian tới.

Với thị trường trong nước, PVD đánh giá vẫn chưa được cải thiện. Các chương trình khoan vẫn còn hạn chế do các nhà thầu dầu khí vẫn cần thời gian xác định tính ổn định thị trường.

Trong khi đó, việc gia tăng các hợp đồng khoan, thâm nhập thị trường nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của chính sách bảo hộ. Vì vậy, ban Tổng giám đốc PV Drilling nhận định năm 2018 tiếp tục là năm khó khăn của công ty.

pv drilling bi kich tu ong vua dau khi den ga lam thue tray trat lo thoat lo
PVD đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018

PVD đặt cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên giá dịch vụ duy trì mức thấp, giá cho thuê giàn năm 2018 ước tính dao động 55.000-60.000 USD/ngày, đây là mức chưa đủ để bù đắp chi phí (bao gồm cả chi phí khấu hao) tạo nên lợi nhuận.

Khối lượng công việc vẫn chưa cải thiện, số giàn khoan tự nâng hoạt động trung bình dự kiến khoảng 2,5 giàn, giàn khoan TAD tiếp tục chưa có việc kéo dài từ đầu năm 2016.

PVD đặt kế hoạch doanh 3.000 tỷ đồng, giảm 23% và không lỗ trong năm 2018. Quý I như đã nói ở trên, PVD lỗ gần 240 tỷ đồng, do đó những tháng trước mắt của công ty là vô cùng khó khăn để có thể hoàn thành mục tiêu.

Công ty cho biết, sẽ tiếp tục củng cố thị phần khoan trong nước và tập trung trước tiên vào Đông Nam Á, đặc biệt là các thị trường khoan tiềm năng ở Malaysia, Thái Lan, Campuchia và xa hơn là Châu Phi, Trung Đông.

Về kế hoạch đầu tư, năm 2018 cắt giảm tối đa nhu cầu đầu tư về còn 109 tỷ đồng. Ngoài ra, PVD cũng có kế hoạch bán lô đất tại 143 Trần Lão, quận 2, TP HCM (giá vốn đầu tư 110 tỷ đồng).

Bạch Mộc