|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Phương châm đơn giản mọi thứ của tỷ phú' nhường' chỗ cho ông Phạm Nhật Vượng

20:39 | 16/02/2018
Chia sẻ
Richard Branson, vị doanh nhân vừa "nhường" vị trí cho ông Phạm Nhật Vượng trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, luôn cố gắng đơn giản hóa mọi thứ để thành công.

"Hồi nhỏ tôi mắc chứng khó đọc nên tôi luôn cố gắng đơn giản hóa mọi thứ. Là một người đọc kém, đương nhiên tôi cần mọi thứ trở nên đơn giản", Richard Branson từng thổ lộ như thế trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Branson nói rằng, mỗi khi ông thành lập một ngân hàng hay công ty tài chính, ông yêu cầu nhân viên sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Theo ông, công chúng yêu thích tập đoàn Virgin vì mọi quy trình, sản phẩm, thuật ngữ của tập đoàn đều gần gũi, rõ ràng và đơn giản đối với họ.

Về chuyện khởi nghiệp, Branson khuyên mọi người nên thử kinh doanh ít nhất một lần trong đời.

"Chúng ta nên thử, bởi đôi khi bạn chỉ cần một khoản tiền nhỏ để khởi sự kinh doanh", ông nói.

Ông chủ tập đoàn Virgin kể câu chuyện mẹ ông từng nhặt được một vòng tay ở trên phố và bà mang tới đồn cảnh sát để nộp. Sau vài tháng, vì không tìm thấy chủ nhân của chiếc vòng, cảnh sát cho phép bà bán nó. Mẹ của Branson bán vòng và thu về vài trăm USD.

"Khoản tiền ấy tuy nhỏ, nhưng đủ lớn để tôi khởi nghiệp. Vì thế, các bạn hãy cứ thử kinh doanh và biết đâu bạn sẽ may mắn", ông nói.

chuyen don gian moi thu cua ty phu nhuong cho cho ong pham nhat vuong
Tỷ phú Richard Branson luôn coi đơn giản hóa là kim chỉ nam xuyên suốt sự nghiệp kinh doanh của ông. Trong thời gian qua, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt Branson về tài sản trong bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, người sáng lập Tập đoàn Virgin cũng lưu ý, nếu muốn có cơ hội thành công trong thế giới start-up, bạn cần kiểm soát được tình hình tài chính của mình. "Quản lý dòng tiền yếu kém là 'sát thủ' lớn nhất đối với các start-up. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 82% các công ty khởi nghiệp thất bại xuất phát từ nguyên nhân này".

Trên thực tế, Virgin cũng từng "suýt" nằm trong 82% đó. Richard Branson cho biết, "Những ngày đầu thành lập Virgin, chúng tôi từng đứng trước nguy cơ phá sản do các vấn đề liên quan đến dòng tiền. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải bán Virgin Records - để có tiền mặt phát triển Virgin Atlantic".

Để quản lý dòng tiền hiệu quả, Branson khuyên mọi người nên thử lập báo cáo tài chính cho năm kinh doanh đầu tiên. Về cơ bản việc này bao gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định các chi phí mà bạn phải thanh toán bao gồm tiền thuê văn phòng, internet, bảo hiểm, chi phí pháp lý, quảng cáo và lương cho nhân viên.

Bước 2: Xây dựng hai bản doanh thu dự kiến, một theo hướng thận trọng và một theo hướng lạc quan.

Bước 3: Xem xét kỹ lưỡng tính thực tế và khả thi của những dự báo mà bạn đưa ra bằng cách tính toán ba thông số: chi phí trực tiếp/tổng doanh thu; tổng chi phí/tổng doanh thu; số nhân viên/khách hàng.

Richard Branson sinh ngày 18/7/1950 tại Blackheath, London. Mặc dù cha ông là luật sư nhưng gia đình ông không hề giàu có. Thủa nhỏ, ông bị mắc bệnh khó đọc và học rất kém ở trường. Vì vậy, ông đã bỏ học vào năm 16 tuổi.

Khi còn là một cậu bé tuổi teen, Branson đã bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình bằng việc cùng những người bạn cho ra đời tờ tạp chí mang tên 'Student'.

Đến thập niên 70, ông sáng lập Virgin Records và Tập đoàn Virgin. Sau đó, Branson lần lượt bổ sung thêm hãng hàng không Virgin Atlantic, Virgin Mobile và Virgin Trains. Tính đến này, Tập đoàn Virgin của Branson bao gồm hàng trăm công ty con.

Kim Cương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.