|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phó Thủ tướng: Chi tiêu không để nợ cho đời sau

13:06 | 22/10/2016
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: Trong 5 năm tới, Chính phủ phải siết chặt kỷ luật tài khóa, coi tiết kiệm là quốc sách. Chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại cho đời sau.

Bên lề QH sáng nay, trao đổi với báo chí về tình hình kinh tế xã hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Vay nợ là phải trong khả năng trả nợ chứ dứt khoát không nới trần nợ công.

Giải thích về con số cần 10 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu nền kinh tế trong 5 năm tới, Phó Thủ tướng cho hay, trong đầu tư công 5 năm cần nguồn lực xã hội ít nhất phải là 5 lần (khoảng 10 triệu tỷ đồng).

pho thu tuong chi tieu khong de no cho doi sau

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ Hiện nợ công đã sát trần, áp lực trả nợ lớn. Đầu tư công 2 triệu tỷ đồng Chính phủ đã công bố rồi, QH đang thảo luận. Trong đó trung ương 1,2 triệu tỷ, còn lại địa phương 880 nghìn tỷ. Đấy mới là đầu tư công thôi. Cho nên cần huy động nguồn lực càng nhiều càng tốt.

Phải huy động nguồn lực trong dân, các thành phần kinh tế.

Siết chặt kỷ cương ngân sách

Trong bối cảnh quy mô nền kinh tế hiện tại khoảng 220 tỷ USD thấp mà Chính phủ đưa ra con số huy động để tái cơ cấu 10 triệu tỷ đồng, liệu có khả thi không?

Chúng ta cứ nhân lên tổng mức huy động toàn xã hội khoảng 30% GDP. Mỗi năm 220 tỷ USD thì 5 năm được bao nhiêu rồi tính 30% của số đó sẽ ra con số huy động nguồn lực.

Lâu nay hay xảy ra tình trạng dự án đầu tư công bị đội vốn so với dự toán. Vậy lần này CP có lường trước những tình huống như vậy?

Sau khi có chỉ thị 1792 về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Nhà nước, kể cả TƯ, địa phương chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã được duyệt.

Còn ai làm đội vốn thì người nào quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm. Lần này Chính phủ phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương về ngân sách.

Dứt khoát không nới trần nợ công

Có ý kiến cho biết Chính phủ đề xuất nới trần nợ công để có dư địa mới cho đầu tư phát triển?

Vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia theo nguyên lý chung nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có của ăn của để, phải đi vay để phát triển.

Nhiều người cũng nói rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt 65%. Cái này Chính phủ tính toán kỹ, trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng.

Theo thông lệ quốc tế, nghĩa vụ trả nợ của NSNN trên thu NSNN 25% là rất khó khăn. Thực tế, năm 2015 con số này là trên 27%, kể cả phần trực tiếp chi trả nợ, phần vay để đảo nợ vì năm 2016 -2017 là cực đỉnh của nợ. Vì vậy, nếu nay mai nới trần lên thì áp lực trả nợ sẽ lớn hơn rất nhiều.

Vậy Chính phủ đưa ra những giải pháp gì để nợ công không vượt trần mà vẫn đảm bảo nguồn lực để đầu tư phát triển?

Để bảo đảm bền vững an toàn nợ công, dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không vượt quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia là không quá 55% cho đến tận năm 2020. Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ và đã trình với QH như thế.

Để đất nước phát triển, phải có thể chế để huy động được cao độ nguồn lực.

Mọi người đều nói, kiều hối về cũng nhiều, ngoại tệ trong dân cũng nhiều, vàng trong dân cũng còn lắm thì bây giờ Chính phủ đang đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp thành lập nhiều lên thì đầu tư vào nhiều hơn, môi trường kinh doanh tốt hơn thì người dân sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư, kinh doanh và làm sao để người dân bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh. Một đồng nhà nước bỏ ra đầu tư chỉ có tác dụng “mồi” thôi.

Tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. Muốn như thế thì NSNN chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất là mồi và phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống.

Thứ hai, ICOR phải giảm, tức là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới.

Muốn như thế, phải làm bài bản khoa học. 5 năm chốt như thế rồi, từng năm thì phải siết chặt kỷ luật tài khóa. Đồng thời phải coi tiết kiệm là quốc sách và siết chặt kỷ luật kỷ cương, cố gắng tăng thu để tăng chi mà chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại cho đời sau; vay nợ là phải trong khả năng trả nợ chứ dứt khoát không nới trần nợ công.

Theo Thu Hằng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.