|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Phó Thủ tướng: Cần tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng

08:09 | 24/01/2024
Chia sẻ
Để tránh các biến động giá cả sau kỳ tăng lương 1/7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng cần dự báo sát tình hình thực tế để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp.

Tại cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024 chiều 23/1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, bình ổn thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyềntrong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng lưu ý từ 1/7 sẽ thực hiện tăng lương, bên cạnh đó chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên, nhiều yếu tố khó lường như biến động giá cả của một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thực phẩm, thiên tai, biến đổi khí hậu). Do đó, cần dự báo sát tình hình thực tế, cẩn thận để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái định hướng công tác điều hành giá năm 2024. (Ảnh: VGP)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ ngành chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách.

Ngoài ra, các bộ ngành cần phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI, từ đó thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. 

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kinh tế năm 2024 còn nhiều khó khăn, nhất là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những khó khăn nội tại. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân từ 4 - 4,5%, công tác quản lý, điều hành giá cần kiểm soát tốt lạm phát, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Ngoài ra, các bộ ngành cần tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, triển khai thi hành Luật Giá (sửa đổi).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Anh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.