|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Philippines dự kiến trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

21:49 | 11/03/2019
Chia sẻ
Philippines một lần nữa lập kỉ lục về khối lượng gạo thu mua trên thị trường thế giới vì dự kiến sẽ trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới trong năm nay với 2,6 triệu tấn gạo, theo The Philippines Star.

Sau cuộc khủng hoảng gạo năm 2008, Philippines đang tìm nguồn cung ứng khoảng 2,6 triệu tấn sau khi loại bỏ các hạn chế về khối lượng đối với mặt hàng cơ bản của người Philippines.

Điều này đưa quốc gia Đông Nam Á trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai trong năm 2019, sau Trung Quốc với ước tính 4,5 triệu tấn gạo nhập khẩu.

Trong báo cáo mới nhất của Dịch vụ Nông nghiệp Quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhập khẩu năm nay của Philipppines tăng 37% so với mức 1,9 triệu tấn nhập khẩu năm 2018.

Tuần trước, Đạo luật Cộng hòa 11203 hay Luật Tự do hóa Nhập khẩu Gạo đã có hiệu lực, thay thế các hạn chế định lượng nhập khẩu gạo bằng thuế quan và một lần nữa đưa khối lượng tiếp cận tối thiểu về mức của năm 2012.

Gạo là loại lương thực chính tại Philippines và đạo luật, một phần, nhằm thúc đẩy nhập khẩu để chấm dứt tình trạng bất ổn trong nước do lạm phát.

"Theo kết quả của luật này, nhập khẩu gạo dự kiến tăng nhiều hơn từ các quốc gia thành viên ASEAN gần đó, với chi phí thấp và quyền tiếp cập ưu đãi vào Philippines", USDA cho biết.

"Đây là một kỷ lục chưa từng thấy kể từ khi giá gạo quốc tế tăng đột biến vào năm 2008 và sẽ khiến Philippines trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới trong năm 2019", báo cáo cho biết thêm.

Philippines dự kiến trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Với mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) cao và trong trường hợp không có hiệp định thương mại tự do, không thể dự đoán rằng Mỹ hoặc các quốc gia khác sẽ đủ sức cạnh tranh để đáp ứng phần lớn khối lượng nhập khẩu gia tăng của Philippines.

USDA đã nâng khối lượng nhập khẩu gạo trong năm nay từ dự báo trước đó là 2,3 triệu tấn sau khi các hạn chế định lượng đối với gạo được gỡ bỏ.

Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Piñol cho biết khối lượng nhập khẩu khổng lồ chỉ là tạm thời và cuối cùng sẽ chậm lại.

"Chúng tôi cũng dự đoán một vụ thu hoạch bội thu trong năm nay. Tôi tin rằng khi thị trường có quá nhiều nguồn cung, dòng chảy vào của gạo nhập khẩu sẽ tự nhiên chậm lại", ông Piñol nói. 

"Điều này chỉ diễn ra trong thời điểm hiện tại vì mọi người đều hào hứng với việc nhập khẩu. Với giá lúa địa phương giảm xuống mức thấp nhất là 16 peso/kg, giá gạo địa phương có thể xuống thấp còn 36 peso. Điều đó sẽ khiến gạo nội địa cạnh tranh với gạo nhập khẩu", ông nói thêm. 

Trên thực tế, các đơn xin nhập khẩu gạo đã được nộp từ trước khi đạo luật tự do hóa ngành gạo có hiệu lực, và khối lượng gạo xin thu mua từ thị trường quốc tế đã đạt gần hai triệu tấn, theo The Philippines Star.

Nhập khẩu bổ sung của Philippines cũng nhằm tăng lượng gạo dự trữ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kì dự kiến diễn ra vào tháng 5/2019.

Khối lượng tiêu thụ gạo cũng đã được nâng từ mức 13,65 triệu tấn lên 13,75 triệu tấn vì giá lương thực tăng cao buộc người Philippines không giàu có phải tiêu thụ nhiều gạo và ít thịt, rau hơn.

Sản lượng gạo xay xát trong năm nay ước giảm 1% xuống 12,15 triệu tấn so với mức 12,23 triệu tấn trong năm 2018.

Theo USDA, diện tích trồng lúa có thể giảm nhẹ trong năm 2019 xuống còn 4,81 triệu ha, thấp hơn 1% so với mức 4,84 triệu ha của năm ngoái.

Bản tin thị trường gạo tuần 10/2019: Philippines chính thức tự do nhập khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăngBản tin thị trường gạo tuần 10/2019: Philippines chính thức tự do nhập khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng Khối lượng gạo nhập khẩu tối thiểu của Philippines có thể vượt 350.000 tấnKhối lượng gạo nhập khẩu tối thiểu của Philippines có thể vượt 350.000 tấn Iraq nhập khẩu trực tiếp khoảng 120.000 tấn gạo Việt NamIraq nhập khẩu trực tiếp khoảng 120.000 tấn gạo Việt Nam

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.