Phiên 4/9: Lực cầu gia tăng cuối phiên, VN-Index còn giảm gần hai điểm
Kết phiên, VN-Index giảm 1,73 điểm (0,18%) xuống 977,63 điểm; HNX-Index giảm 0,44% xuống 100,95 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35% xuống 57,11 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 211,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.803 tỉ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE chiếm 1.310 tỉ đồng.
Độ rộng thị trường vẫn tiêu cực với 238 mã tăng giá so với 390 mã giảm giá, tuy nhiên lực cầu gia tăng về cuối phiên đã giúp thu hẹp đà giảm của chỉ số. Trong đó, nhiều cổ phiếu VN30 bật tăng như VHM, MSN, TCB, MBB, SBT, BVH, GAS.
Nhóm dầu khí cũng ghi nhận sự khởi sắc tại các mã PVS, PVT, PXS, PVB, PVD, CNG, GAS; cùng với một số mã bất động sản như ITC, HDC, HUT, LCG, LDG, IJC, NLG, DIG.
Ngược lại, cổ phiếu khu công nghiệp VRG, BAX, SNZ, SZL, NTC, ITA, SIP, LHG, MH3 và Viettel CTR, VTK, VGI, VTP vẫn bị "xả" mạnh.
Tính đến 14h10, VN-Index giảm 1,74 điểm (0,18%) xuống 977,62 điểm; HNX-Index giảm 0,72% xuống 100,67 điểm; UPCoM-Index giảm 0,47% xuống 57,04 điểm.
Thị trường tiếp tục chịu áp lực bán với thanh khoản duy trì ở mức trung bình. Dòng tiền tập dung vào một số cổ phiếu đầu cơ như YEG, SBS, TVB, C69, BCG, IJC, ITC. Nhóm dầu khí cũng giao dịch tích cực hơn với các mã PXS, PVT, PVB, PVD, GAS, PVS tăng giá.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,58 điểm (0,26%) xuống 976,78 điểm; HNX-Index giảm 0,61% xuống 100,78 điểm; UPCoM-Index giảm 0,56% xuống 56,99 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp với 102 triệu đơn vị giao dịch, tương ứng giá trị 2.009 tỉ đồng.
Độ rộng thị trường tiêu cực với 373 mã giảm giá, cao gấp hơn hai lần so với số mã tăng giá. Trong đó, nhóm VN30 có 18/30 mã giảm, đơn cử là ROS, CTD, VPB, SSI, EIB, STB, VJC, VCB..
Nhóm khu công nghiệp và Viettel chịu áp lực bán mạnh, trong đó các mã BAX, SZL giảm sàn. Các nhóm ngân hàng, dệt may, thủy sản, cao su, cảng biển cũng giao dịch kém tích cực.
Trong khi đó, cổ phiếu YEG tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, hiện dư mua 7.710 đơn vị tại giá trần 57.700 đồng/cp. Một số mã bất động sản cũng hồi phục như HUT, ITC, HDC, LDG, NLG, IJC, DIG, KDH.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 3,09 điểm (0,32%) xuống 976,27 điểm; HNX-Index giảm 0,67% xuống 100,72 điểm; UPCoM-Index giảm 0,59% xuống 56,97 điểm.
Áp lực bán tiếp tục diễn ra trên diện rộng, các cổ phiếu khu công nghiệp tiếp tục bị bán mạnh với VRG, BAX, SZL giảm sàn.
Nhóm Viettel cũng bị bán mạnh và VTK, VTP, VGI, CTR đều giảm điểm, thậm chí VTK và CTR có thời điểm giảm sàn.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 2,74 điểm (0,28%) xuống 976,62 điểm; HNX-Index giảm 0,6% xuống 100,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,45% xuống 57,05 điểm.
Thị trường mở cửa trong sắc đỏ do tâm lí thận trọng sau khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế quan lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa của nhau. Các cổ phiếu VCB, PLX, VJC, TCB, VRE, BID, VNM, BVH, HPG là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm.
Nhóm ngân hàng ghi nhận sự tiêu cực tại các mã NVB, VIB, VPB, ACB, EIB, VCB, BID, TPB, TCB, SHB. Tại nhóm dầu khí, các mã PVT, PLX, OIL, BSR, PET giảm giá trong khi PXS, PVB, GAS, PVS vẫn giữ được sắc xanh.
Nhóm khu công nghiệp tiếp tục bị xả sau thời gian tăng nóng, hiện BAX đang giảm sàn; nhiều mã khác cũng giảm mạnh như VRG, SNZ, BCM, D2D, SZL, SIP, SZC, HPI, TIP, NTC. Tương tự tại nhóm Viettel, các mã CTR, VGI, VTK cũng chịu áp lực bán mạnh.
Ngược lại, một số mã bất động sản vẫn ghi nhận sự tích cực như HUT, ITC, VNE, IJC, CEO, NLG, KDH.
Cùng với đó, cổ phiếu YEG tăng trần phiên thứ hai liên tiếp sau khi chủ tịch đăng kí mua cổ phiếu, hiện giao dịch tại 57.700 đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số đồng loạt đi xuống sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế quan lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa của nhau. Số liệu sản xuất của Mỹ suy yếu cũng ảnh hưởng tới tâm lí nhà đầu tư.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 285,26 điểm (1,1%) và đóng cửa ở 26.118,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,7% xuống còn 2.906,27 điểm trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,1% và kết phiên ở 7.874,16 điểm.