|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 26/5: Khối ngoại chuyển bán ròng gần 350 tỷ đồng trên toàn thị trường, tâm điểm HPG, VIC

16:40 | 26/05/2022
Chia sẻ
Khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 279 tỷ đồng sau hai phiên rót vốn liên tiếp. Dẫn đầu chiều bán là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với 103,4 tỷ đồng với khối lượng hơn 2,9 triệu đơn vị.

Diễn biến tích cực tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ là nhân tố giữ nhịp thị trường trong phiên hôm nay. VN-Index chốt phiên tại mốc 1.268,57 điểm tăng nhẹ 0,14 điểm so với mốc tham chiếu. Cuối phiên chỉ số vẫn chưa vượt được mốc 1.270 điểm và duy trì xu hướng đi ngang.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.268,57 điểm, HNX-Index giảm 1,63 điểm (0,52%) về 313,29 điểm, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,18%) đạt 94,95 điểm.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 279 tỷ đồng sau hai phiên rót vốn liên tiếp.

Dẫn đầu chiều bán là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với 103,4 tỷ đồng với khối lượng hơn 2,9 triệu đơn vị. Thị giá HPG hôm nay tăng điểm trở lại hỗ trợ cho đà tăng của dòng thép nói riêng và VN-Index nói chung.

Theo sau HPG, VIC cũng bị bán ròng với giá trị 65,7 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng vốn ngoại tiếp tục rút khỏi DXG (57,7 tỷ đồng), VND (37,5 tỷ đồng), MSN (37 tỷ đồng), STB (34,6 tỷ đồng), GEX (31,4 tỷ đồng).

Hai cổ phiếu DPM và NVL cũng nằm trong tâm điểm bán ròng của NĐT nước ngoài với giá trị bán ròng tại mỗi mã nhỏ hơn 30 tỷ đồng. Đáng nói đây là phiên rút vốn đầu tiên tại cổ phiếu DPM của khối ngoại sau chuỗi mua ròng nhiều phiên liên tiếp.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, E1VFVN30 bị rút ròng với giá trị 22 tỷ đồng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với giá trị gần 209,1 tỷ đồng.

Sau phiên bán ròng trước đó, NĐT ngoại trở lại gom ròng 31,7 tỷ đồng cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Tương tự, dòng tiền ngoại hướng sự chú ý vào nhóm chứng khoán với các đại diện như VCI (19,3 tỷ đồng), SSI (15 tỷ đồng).

Cùng chiều, các mã được NĐT nước ngoài gom ròng dưới 15 tỷ đồng có NLG, PLX, CTG, VCB, HDB.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng 512,84 triệu đồng về giá trị, tương ứng 5.800 đơn vị. 

Về giá trị cụ thể, khối ngoại tập trung rút vốn khỏi cổ phiếu CEO khiến mã này dẫn đầu với giá trị rút ròng hơn 2,2 tỷ đồng. Theo sau, các mã ghi nhận lực bán ròng gồm NTP (1,3 tỷ đồng), PVS (646 triệu đồng). Một số cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều là PVS, HMH, LHC, MCF, CLH,…

Chiều ngược lại, hoạt động giải ngân tập trung vào IDC với giá trị vào ròng đạt gần 2,7 tỷ đồng. Các cổ phiếu khác được mua ròng còn có SHS (560 triệu đồng), APS (428 triệu đồng),…

Diễn biến trên sàn UPCoM tương tự với HOSE và HNX với việc khối ngoại chuyển bán ròng hơn 63,25 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 2,3 triệu đơn vị.

Bên chiều mua, không mã nào được rót ròng trên 1 tỷ đồng. Trong đó lực cầu chủ yếu neo tại FOC và SIP với giá trị lần lượt là 931 triệu đồng và 832 triệu đồng. Ngoài ra, các mã được mua ròng dưới 300 triệu đồng có VGG, MCM, HPD,…

Ở phía đối diện, khối ngoại lần đầu tiên bán ròng cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn sau chuỗi mua ròng 7 phiên liên tiếp. Về giá trị cụ thể, mã này bị xả ròng gần 47 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài chưa ngừng chốt lời cổ phiếu VTP của Viettel Post. Mã này hôm nay bị rút ròng gần 8,2 tỷ đồng. Cùng với đó, dòng vốn ngoại tiếp tục rút khỏi QNS (3,9 tỷ đồng), CLX (1,8 tỷ đồng), NTC (1,4 tỷ đồng),…

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.