|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 25/7: Khối ngoại mua ròng gần 127 tỷ đồng, tâm điểm FPT, MWG

16:54 | 25/07/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ khi họ mua ròng 154,88 tỷ đồng, tương đương 348.200 đơn vị cổ phiếu. Trái ngược phiên trước, dòng tiền trở lại mua gom nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.188,5 điểm giảm hơn 6 điểm so với phiên trước. Thị trường giao dịch ảm đạm từ sáng, đến đầu giờ chiều một số mã nhóm chứng khoán bất ngờ hồi phục, điển hỉnh như HCM, MBS, VCI tuy nhiên cũng suy yếu dần về cuối phiên. 

Nhóm cổ phiếu trụ các mã tăng giảm có sự phân hóa mạnh. Đã là phiên thứ 3 kể từ sau phiên bùng nổ theo đà, và thị trường chưa chứng kiến phiên sụt giảm giá mạnh nào.

Mốc kháng cự mạnh gần nhất của thị trường là 1.200. VN-Index giao dịch vẫn cho thấy sự chần chừ chưa thể vượt qua ngưỡng tâm lý này. 

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ khi họ mua ròng 154,88 tỷ đồng, tương đương 348.200 đơn vị cổ phiếu. Trái ngược phiên trước, dòng tiền trở lại mua gom nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Thống kê cho thấy quy mô mua ròng mạnh nhất được ghi nhận ở cổ phiếu FPT. Đây cũng là mã duy nhất được NĐT nước ngoài mua gom trên 80 tỷ đồng phiên hôm nay. Cùng chiều, MWG của Thế Giới Di Động cũng được mua ròng 68 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các mã thu hút lực cầu nhẹ hơn lần lượt là VNM (22 tỷ đồng), LPB (19,5 tỷ đồng), SSI (16,8 tỷ đồng), DGC (13,5 tỷ đồng), GEX (11,3 tỷ đồng),

Giao dịch mua ròng còn được chứng kiến ở MSN, VRE và HDB với giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trái với lực mua những phiên trước trước, nhóm này quay lại bán ròng nhiều đại diện đến từ nhóm bán lẻ, sản xuất thực phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Áp lực rút vốn thu hẹp đáng kể khi không mã nào bị bán ròng trên 60 tỷ đồng.

Cổ phiếu HPG bán ròng mạnh nhất với 57,9 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong danh mục giải ngân. Mặc dù gom ròng DGC nhưng khối ngoại lại rút ròng 2 đại diện khác của nhóm phân bón, hóa chất là DPM (13,4 tỷ đồng), DCM (7 tỷ đồng)

Cùng chiều, một số mã cũng ghi nhận giao dịch bán ròng nhẹ hơn lần lượt phải kể đến VHM, SAB, E1VFVN30, STB, FUEVFVND, VDS, DIG.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Tại sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng 5,93 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rút ròng 320.641 đơn vị cổ phiếu.

Thống kê cho thấy, giao dịch rút vốn vẫn tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị hơn 3,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng tập trung chốt lời cổ phiếu APS (2,7 tỷ đồng), THD (567 triệu đồng), SHS (421 triệu đồng),…

Tại chiều mua, dòng tiền ngoại vẫn tập trung mua gom nhiều nhất là cổ phiếu VCS (402 triệu đồng). Nhóm này cũng rót ròng 319 triệu đồng vào PVI, trước khi mua ròng nhẹ hơn các mã CLH (169 triệu đồng), VHL (163 triệu đồng), PCG (161 triệu đồng),…

Giao dịch tại thị trường UPCoM chuyển sang trạng thái tiêu cực khi nhà đầu tư ngoại đảo chiều bán ròng 23,81 tỷ đồng, tương đương gần 1,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Trong đó, giá trị rút ròng lớn nhất tập trung ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 26 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại chỉ duy trì bán ròng hơn 1 tỷ đồng mã VEA, trước khi rút vốn nhẹ hơn tại các cổ phiếu VTP, VHG, HEC, VOC,….

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu CSI của Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam được đẩy mạnh mua gom lên tới gần 1,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhóm này cũng tập trung giải ngân vào các mã ACV (939 triệu đồng), MCH (844 triệu đồng), WSB (524 triệu đồng), AAS (282 triệu đồng),…

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.