|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (25/7): Lực bán dâng cao, VN-Index giảm hơn 6 điểm, họ 'Vingroup' trở lại nâng đỡ thị trường

15:00 | 25/07/2022
Chia sẻ
VN-Index dừng chân ở mốc 1.188,5 điểm giảm hơn 6 điểm so với phiên trước. Thị trường giao dịch ảm đạm từ sáng, đến đầu giờ chiều một số mã nhóm chứng khoán bất ngờ hồi phục, điển hỉnh như HCM, MBS, VCI tuy nhiên cũng suy yếu dần về cuối phiên.

Đóng cửa, VN-Index giảm 6,26 điểm (0,52%) còn 1.188,5 điểm, HNX-Index giảm 3,45 điểm (1,1950 về 285,38 điểm, UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (0,55%) về 88,35 điểm.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.188,5 điểm giảm hơn 6 điểm so với phiên trước. Thị trường giao dịch ảm đạm từ sáng, đến đầu giờ chiều một số mã nhóm chứng khoán bất ngờ hồi phục, điển hỉnh như HCM, MBS, VCI tuy nhiên cũng suy yếu dần về cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu trụ các mã tăng giảm có sự phân hóa mạnh. Đã là phiên thứ 3 kể từ sau phiên bùng nổ theo đà, và thị trường chưa chứng kiến phiên sụt giảm giá mạnh nào.

Mốc kháng cự mạnh gần nhất của thị trường là 1.200. VN-Index giao dịch vẫn cho thấy sự chần chừ chưa thể vượt qua ngưỡng tâm lý này. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng chờ giải ngân khi thị trường điều chỉnh lại, ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 1.180 và có thể VN-Index sẽ lùi xuống để lấy đà.  

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 6,79 điểm (0,57%) xuống 1.187,97 điểm, VN30-Index giảm 6,24 điểm (0,51%) còn 1.222,6 điểm.

VN-Index có dấu hiệu rút chân sau khi quay về test lại mốc 1.185 điểm. Cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, hóa chất bán lẻ,... đang là những lực cản lớn nhất của thị trường. Trong khi các ngành sản xuất thực phẩm, bất động sản, chứng khoán,... đóng vai trò nâng đỡ.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 7,82 điểm (0,65%) còn 1.186,94 điểm, HNX-Index giảm 3,98 điểm (1,38%) về 284,85 điểm, UPCoM-Index giảm 0,5 điểm (0,56%) xuống 88,34 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 25/7. (Nguồn: VNDirect).

Áp lực chốt lời phủ bóng lên hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường chỉnh mạnh về cuối phiên. VN-Index chịu tác động tiêu cực từ việc lực bán dâng cao ở các nhóm cổ phiếu.

Theo quan sát, việc họ dầu khí đánh mất vai trò nâng đỡ sau đó quay đầu điều chỉnh cũng khiến tâm lý giao dịch kém khả quan. Trong đó, trụ GAS là là mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index với việc lấy đi hơn 1,3 điểm của VN-Index. Bên cạnh đó, BSR, PVC, PVT, PVS, PVD, OIL, PLX, TDG,... đồng loạt mất trên 1% thị giá.

Đến cuối cùng, sắc xanh của nhóm bất động sản là trụ đỡ lớn nhất của thị trường. Lực đỡ chủ yếu đến từ VIC, BCM, VHM, TIP,...

Thanh khoản thị trường ở mức thấp và có phần giảm so với phiên trước, ghi nhận hơn 6.207 tỷ đồng, tương đương gần 284 triệu cổ phiếu giao dịch. Trong đó thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 4.770 tỷ đồng.

Phiên sáng nay khi VN-Index quay lại lấp gap kỹ thuật, khối ngoại duy trì mua ròng gần 170 tỷ đồng với lực cầu chủ yếu tập trung tại FPT (84 tỷ đồng), MWG (72 tỷ đồng), SSI (16 tỷ đồng), LPB (10 tỷ đồng), GEX (10 tỷ đồng),...

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 5,03 điểm (0,42%) lên 1.189,73 điểm, VN30-Index giảm 4,31 điểm (0,35%) về 1.224,53 điểm.

Áp lực bán mạnh hơn về giữa phiên sáng với việc VN-Index hiện đang giảm hơn 5 điểm. Dòng tiền trên thị trường khá yếu, các mã tăng trên 2% rất hiếm. Hiện tại thì vẫn chưa thấy nhóm nào có khả năng trở thành trụ đỡ cho thị trường.

Tính đến 9h25, VN-Index giảm 3,3 điểm (0,28%) còn 1.191,46 điểm, HNX-Index giảm 0,77 điểm (0,27%) về 288,07 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,04%) về 88,81 điểm.

Việc thị trường không thể chốt tuần ở trên ngưỡng 1.200 điểm đã chỉ ra dòng tiền có dấu hiệu suy yếu trước mốc cản mạnh. Theo đó, thị trường phiên sáng nay mở cửa trong sắc đỏ với áp lực điều chỉnh gần như phủ khắp các nhóm ngành.

Theo quan sát, cổ phiếu của các nhà băng đang ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số. Chỉ có 3 mã giữ được sắc xanh là SGB (+0,8%), CTG (+0,4%), BID (+0,15%). Bên chiều giảm điểm, PGB, ABB, BVB, VIB đánh mất hơn 1% thị giá, trong khi các mã còn lại chỉ đỏ nhẹ, dao động quanh ngưỡng tham chiếu.

Tương tự, dòng chứng khoán cũng đối mặt với áp lực bán từ đầu phiên với hầu hết các cổ phiếu giao dịch dưới tham chiếu, ngoại trừ EVS, VDS và VUA tạm giữ được đà tăng.

Ngược dòng thị trường chung, nhóm vất động sản, điện và dầu khí diễn biến khởi sắc hơn so với phần còn lại của thị trường.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.