|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 23/6: Khối ngoại tiếp tục gom ròng hơn 350 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index bật tăng gần 20 điểm

16:27 | 23/06/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp khi nhóm này rót ròng gần 353 tỷ đồng, tương đương hơn 11,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán có phiên trả điểm khi lấy lại phần điểm đã mất trong hai phiên trước đó. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên lên 1.188,88 điểm, tăng hơn 19 điểm với thanh khoản thấp kỷ lục.

Thị trường biến động nghiêng về bên mua khi các cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu trụ như GAS, CTG, MSN, TCB đóng vai trò nâng đỡ các chỉ số. Bên cạnh đó, nhóm điện, thủy sản, cảng biển và đa số các nhóm ngành đều có sự hồi phục rõ rệt.

Tuy phiên thị trường hồi phục về điểm số nhưng với thanh khoản thấp cho thấy dòng tiền lớn vẫn khá thờ ơ việc bắt đáy. Các cổ phiếu thuộc nhóm dầu, điện, cảng, thủy sản,... sau khi chiết khấu 20 - 30% từ đỉnh đã bắt đầu hồi phục với thanh khoản thấp tạo bước cân bằng đầu tiên.

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp khi nhóm này rót ròng gần 353 tỷ đồng, tương đương hơn 11,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều mua, dòng tiền ngoại tập trung ở những mã được giao dịch tích cực khi sắc xanh lan tỏa ở toàn bộ 10 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trong phiên.

Cụ thể, quy mô mua ròng mạnh nhất được ghi nhận ở cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động. Mã này được gom ròng 118,2 tỷ đồng dù phiên trước đó vẫn bị rút ròng với giá trị 50,4 tỷ đồng.

Cùng chiều, STB của Sacombank cũng được mua ròng 81,9 tỷ đồng. Phiên hôm nay thị giá của STB có mức tăng 3,9% và là một trong các mã giao dịch tích cực của nhóm ngân hàng.

Bên cạnh đó, các mã thu hút lực cầu nhẹ hơn lần lượt là CTG (68,1 tỷ đồng), GAS (55,9 tỷ đồng), PVD (20,3 tỷ đồng), HPG (19,6 tỷ đồng), VGC (18,7 tỷ đồng) và KBC (17,3 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUEVFVND và FUESSVFL lần lượt được rót ròng 17,1 tỷ và 14,1 tỷ đồng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều bán, quy mô bán ròng có sự thu hẹp đáng kể khi không mã nào bị bán ròng trên 40 tỷ đồng. Về giá trị cụ thể, cổ phiếu NVL bị rút ròng mạnh nhất với giá trị 35,8 tỷ đồng.

Ngoài NVL, loạt cổ phiếu bất động sản nằm trong Top rút vốn của khối ngoại như VIC, DIG, VHM, HDG với giá trị từ 7 – 18 tỷ đồng.

Nối tiếp, danh mục bán ròng của khối ngoại có sự xuất hiện của một số đại diện nhóm chứng khoán, công nghệ, thực phẩm như VND (30,4 tỷ dồng)m FPT (23 tỷ đồng), SSI (15,5 tỷ đồng), VNM (9,5 tỷ đồng).

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ 822 đồng, tương đương 20.100 đơn vị.

Ở chiều mua, THD Thaiholdings thu hút phần lớn lực cầu với gần 2,9 tỷ đồng trong bối cảnh mã này có nhịp tăng 2,54% phiên hôm nay.

Nối tiếp, lực cầu ngoại tìm đến TNG (1,3 tỷ đồng), CEO (319 triệu đồng), SD5 (295 triệu đồng),..

Mặc dù lực xả vẫn chưa dừng lại, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam chỉ còn bị chốt lời 2,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các mã bị bán ròng lần lượt còn có IDC (1,6 tỷ đồng), VCS (743 triệu đồng), NVB (387 triệu đồng), BVS (347 triệu đồng),…

Ở thị trường UPCoM, khối ngoại dứt chuỗi mua ròng nhiều phiên liên tiếp. Hôm nay NĐT ngoại quay đầu rút ròng 2,27 tỷ, tương đương bán ròng với khối lượng 96.723 cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này mua gom mạnh nhất ở cổ phiếu VTP của Vietel Post Sơn với giá trị 2,2 tỷ đồng. Lực cầu cũng tập trung tại PVP, trước khi tìm đến lần lượt VLC, QNS, ACV,…

Chiều ngược lại, BSR bất ngờ bị bán ròng 6,2 tỷ đồng sau nhiều phiên mua gom. Bên cạnh đó, các mã ghi nhận giao dịch cùng chiều phải kể đến như LTG, CSI, VOC,.. nhưng giá trị không đáng kể.

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.