|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 22/7: Khối tự doanh trở lại mua ròng 102,6 tỷ đồng cổ phiếu sàn HOSE, tâm điểm MSN và GAS

20:49 | 22/07/2022
Chia sẻ
Trong phiên hôm nay (22/7), khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 102,6 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu và 32,1 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE

 Giao dịch khối tự doanh CTCK trên sàn HOSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Giao dịch chi tiết với cổ phiếu trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh hơn 290 tỷ đồng trong khi bán ra 172 tỷ đồng. Giá trị bán thỏa thuận là 16,2 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh mua ròng 102,6 tỷ đồng.

So với phiên giao dịch trước đó, hoạt động giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền tiếp tục mua ròng, đánh dấu chuỗi mua ròng 6 phiên liên tiếp. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 89 tỷ đồng và 57,3 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 32,1 tỷ đồng.

Trên sàn HNX và UPCoM, khối tự doanh giao dịch không đáng kể. Tổng giá trị mua bán trên thị trường UPCoM là 4 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.

 Top10 mã được khối tự doanh mua/bán ròng nhiều nhất phiên 21/7. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Thống kê giao dịch theo từng mã, FUESSVFL bị bán mạnh nhất với 24,1 tỷ đồng, theo sau là VHM (18,1 tỷ đồng), FPT (14,3 tỷ đồng), VIC (10,1 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng có VPB, TCB, VNM, NVL, ACB và PNJ.

Tại chiều mua, MSN dẫn đầu với 68,8 tỷ đồng, theo sau là GAS (68,6 tỷ đồng), FUEVFVND (46,5 tỷ đồng), VCB (26,4 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại có quy mô mua trong khoảng 2 – 20 tỷ đồng là SAB, E1VFVN30, GEX, KDH, C4G và STB.

 Giao dịch phái sinh khối tự doanh CTCK. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh tăng mạnh so với phiên trước đó. Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Bán (Short) trên thị trường phái sinh. Cụ thể, khối này Mua (Long) 1.768 hợp đồng trong khi Bán (Short) 2.929 hợp đồng. Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 4.697 hợp đồng với tổng giá trị hơn 577 tỷ đồng.

Thu Hà

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.