|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 18/3: Khối ngoại tập trung gom cổ phiếu ngân hàng trong phiên ETF cơ cấu quý I

17:58 | 18/03/2022
Chia sẻ
Sau một phiên mua ròng nhẹ, sàn HOSE ghi nhận giao dịch kém tích cực khi khối ngoại trở lại bán ròng với giá trị 229 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rút ròng 567.100 đơn vị, tập trung ở nhóm thực phẩm & đồ uống, bất động sản.

Áp lực bán tăng dần sau 14h cùng biến động trong hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF khiến thị trường nhiễu loạn nhiều hơn về cuối phiên và VN-Index vẫn chưa thể tìm lại mốc 1.470 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,76 điểm (0,53%) lên 1.469,1 điểm, HNX-Index tăng 5,05 điểm (1,13%) đạt 451,21 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm lên 116,04 điểm.

Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 24.228 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước và cao hơn 7% so với thanh khoản trung bình trong tuần qua. Nhóm midcaps trở lại hút tiền sau giai đoạn điều chỉnh cũng là yếu tố kích thích dòng tiền giao dịch trong phiên hôm nay.

Phiên 18/3: Bán ròng nhóm thực phẩm đồ uống, dòng tiền ngoại dịch chuyển sang cổ phiếu ngân hàng - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Sau một phiên mua ròng nhẹ, sàn HOSE ghi nhận giao dịch kém tích cực khi khối ngoại trở lại bán ròng với giá trị 229 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rút ròng 567.100 đơn vị, tập trung ở nhóm thực phẩm & đồ uống, bất động sản.

Phiên 18/3: Bán ròng nhóm thực phẩm đồ uống, dòng tiền ngoại dịch chuyển sang cổ phiếu ngân hàng - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể,  khối ngoại có phiên bán ròng mạnh cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan với giá trị 235 tỷ đồng. Giao dịch được thực hiện qua khớp lệnh khiến MSN có phiên điều chỉnh thứ 3 liên tiếp khi đánh mất 0,94% giá trị.

Cũng ở nhóm thực phẩm đồ uống, nhóm nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng trên 100 tỷ đồng khỏi VNM của Vinamilk (151 tỷ đồng), trước khi bán ròng gần 149 tỷ đồng cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup. 

Là nhóm bị xả ròng chủ yếu trong phiên, nhiều đại diện nhóm bất động sản, xây dựng cũng xuất hiện trong danh mục, lần lượt kể đến như PDR (86,2 tỷ đồng), NVL (78,1 tỷ đồng), VHM (71,4 tỷ đồng). Các mã ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có VHC, VCI, SSI, HSG.

Phiên 18/3: Bán ròng nhóm thực phẩm đồ uống, dòng tiền ngoại dịch chuyển sang cổ phiếu ngân hàng - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư ngoại quay lại gom 277 tỷ đồng cổ phiếu STB của Sacombank, tương đương mua ròng hơn 8,4 triệu cổ phiếu khiến mã này có phiên tăng điểm tích cực.

Bên cạnh đó, lực cầu cũng xuất hiện ở cổ phiếu VJC của Vietjet Air (123 tỷ đồng) và VRE của Vincom Retail (109 tỷ đồng). Nhìn chung, lực mua vào tích cực đã giúp sắc xanh bao phủ tại 9 trong số 10 mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong phiên.

Cùng chiều, khối ngoại cũng mua ròng lần lượt DPM (77,1 tỷ đồng), KBC (64,3 tỷ đồng), VCB (55,5 tỷ đồng), trước khi rót vốn nhẹ hơn vào VCG, GEX, DXG, PVD,...

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng 41,6 tỷ đồng, tương đương 781.588 đơn vị sau khi bán ròng trong 3 phiên liên tiếp.

Ở chiều mua, cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O bất ngờ ghi nhận giao dịch tích cực khi được mua ròng gần 44 tỷ đồng. Tương tự, dòng tiền cũng ồ ạt gom mua 26 tỷ đồng cổ phiếu HUT và 18 tỷ đồng mã SHS, trước khi mua gom nhẹ hơn TVD, GIC, PGS...

Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán ròng ở bộ đôi PVS (26,6 tỷ đồng) và IDC (15,7 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nhóm này cũng rút ròng nhẹ hơn khỏi THD (7 tỷ đồng), LHC (2 tỷ đồng), EID (745 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, giao dịch tích cực cũng được ghi nhận khi nhóm này rót ròng 14 tỷ đồng vào 762.038 đơn vị cổ phiếu.

Với việc trở lại mua ròng, khối ngoại rót hơn 7,8 tỷ đồng vào BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Nối tiếp, dòng tiền ngoại lần lượt tìm đến VTP (3,6 tỷ đồng), VEA (2,7 tỷ đồng), QTP (2,4 tỷ đồng), MCM (2,3 tỷ đồng)...

Ngược lại, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi dẫn đầu về giá trị bán ròng với 7,3 tỷ đồng. Theo sau, áp lực bán nhẹ hơn cũng xuất hiện tại các mã gồm VNA (1,5 tỷ đồng), LTG (1 tỷ đồng), HPP (565 triệu đồng)...

Thảo Bùi