|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 17/9: Khối ngoại rút ròng 1.700 tỷ đồng tại HOSE, gom mạnh nhất THD phiên ETF ngoại cơ cấu danh mục

17:36 | 17/09/2021
Chia sẻ
Trong phiên quỹ ETF ngoại hoàn thành cơ cấu danh mục quý III (17/9), nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên 1.700 tỷ đồng tại HOSE, tập trung tại chứng chỉ FUEVFVND cùng nhiều bluechips. Tại HNX, nhóm này có phiên mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với tâm điểm gom ròng THD của Thaiholdings.

Mặc dù không thể đóng cửa ở mức cao nhất phiên, VN-Index vẫn thành công vượt qua ngưỡng cản tâm lý mạnh tại 1.350 điểm. VN-Index dừng chân ở mốc 1.352,6 điểm nhờ sắc xanh lan tỏa giữa các nhóm cổ phiếu.

Kết phiên, VN-Index 6,77 điểm (0,5%) lên 1.352,64 điểm, HNX-Index tăng 4,73 điểm (1,34%) lên 357,97 điểm, UPCoM-Index tăng 1,15 điểm (1,19%) lên 97,4 điểm.

Sự đồng thuận của thanh khoản trong phiên hôm nay cũng là nhân tố quan tố quan trọng giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 1.350 điểm sau nhiều lần thất bại. Giá trị giao dịch toàn thị trường được đẩy lên cao với hơn 32.612 tỷ đồng, tương đương hơn 1,2 tỷ cổ phiếu được mua - bán.

Trên sàn HOSE, hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF ngoại đẩy giá trị bán ròng của khối ngoại lên 1.709 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rút ròng 49.089.100 đơn vị trên cả thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ETF nội.

Phiên 17/9: Khối ngoại rút ròng 1.700 tỷ đồng tại HOSE, gom mạnh nhất THD trong phiên quỹ ETF ngoại cơ cấu danh mục - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Dẫn đầu tại chiều bán là giao dịch chứng chỉ quỹ ETF VFMVN DIAMOND. Cụ thể, FUEVFVND bị xả ròng mạnh nhất với giá trị hơn 261 tỷ đồng, tương ứng hơn 10 triệu đơn vị và là phiên bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ ngày 19/8.

Về phía giao dịch cổ phiếu, VIC của Vingroup bị rút ròng hơn 260 tỷ đồng và là cổ phiếu bị rút ròng nhiều nhất trong phiên. Trước đó, đây là một trong ba mã được dự đoán nâng tỷ trọng với khối lượng lớn nhất trong tuần lên tới 4,3 triệu đơn vị.

Theo sau, lực xả tập trung tại SSI (173,7 tỷ đồng), NVL (127 tỷ đồng), VRE (126,2 tỷ đồng), STB (124,2 tỷ đồng), nối tiếp là các mã bị bán ròng dưới 100 tỷ đồng gồm PDR, MSN, VCI, BVH...

Phiên 17/9: Khối ngoại rút ròng 1.700 tỷ đồng tại HOSE, gom mạnh nhất THD trong phiên quỹ ETF ngoại cơ cấu danh mục - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại bên mua, cổ phiếu VHM của Vinhomes trở lại thu hút hơn 193 tỷ đồng giá trị mua ròng. Theo dự đoán tại ngày 13/9, Chứng khoán SSI cho rằng quỹ VNM ETF sẽ mua vào hơn 1 triệu đơn vị VHM để đạt được tỷ trọng cần thiết trong danh mục.

Nối tiếp, lực cầu được ghi nhận tại các mã DIG (71,5 tỷ đồng), VND (61,8 tỷ đồng), DGG (35,1 tỷ đồng), KDC (34,4 tỷ đồng)...Trong đó, KDC, DIG, DGC là ba trong số 9 cổ phiếu Việt Nam được thêm vào danh mục MVIS Vietnam Index trong kỳ cơ cấu quý III.

Theo sau khối ngoại cũng mua ròng dưới 30 tỷ đồng tại SAB, DXS, FRT, HDG, MBB. Nhìn chung các mã trong danh mục mua ròng đều có diễn biến giá tương đối tích cực trong phiên 17/9.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh 439 tỷ đồng trong phiên cuối cơ cấu danh mục quý III của ETF ngoại. Đây là phiên có giá trị mua ròng lớn nhất tại HNX kể từ đầu năm.

Giao dịch tích cực một phần đến từ việc MVIS đã đưa các cổ phiếu thuộc sàn HNX vào danh mục MVIS Vietnam Index sau nhiều kỳ không xem xét. Không ngoài dự đoán ban đầu, THD của Thaiholdings được mua ròng với quy mô lên tới gần 340 tỷ đồng, tương ứng 1,5 triệu đơn vị.

Nối tiếp, PVS và SHS cũng được mua ròng với giá trị lớn, lần lượt là 65,6 tỷ đồng và 35,8 tỷ đồng. Theo sau, dòng vốn ngoại cũng mua ròng nhẹ các mã CEO (3,4 tỷ đồng), PVI (2,5 tỷ đồng)...

Chiều ngược lại, cổ phiếu BII của Louis Land bị xả ròng nhiều nhất 2,3 tỷ đồng trong phiên. Sau đà tăng "nóng", BII có lúc giảm sàn trong phiên, tuy nhiên đã hồi phục về cuối phiên với 0,36%. Nối tiếp, khối ngoại rút ròng khỏi các mã API (1,8 tỷ đồng), SHB (1,5 tỷ đồng), VNR (1,1 tỷ đồng), IDJ (1 tỷ đồng).

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại tiếp tục xu hướng mua ròng với giá trị 30,9 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 791.353 đơn vị.

Nối tiếp những phiên trước, QNS của Đường Quảng Ngãi dẫn đầu chiều mua ròng với 23,2 tỷ đồng. Lực cầu giảm hơn 50% so với phiên trước sau khi khối ngoại đã mua ròng QNS trong 5 phiên liên tục.

Theo sau, các mã được mua ròng nhiều nhất lần lượt có ACV (6,8 tỷ đồng), BSR (4,8 tỷ đồng), VTP (2,5 tỷ đồng), ABI (1,1 tỷ đồng).

Trở lại chiều bán, CLX của CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX) dẫn đầu chiều bán ròng với hơn 2,3 tỷ đồng. Nối tiếp, giao dịch bán ròng cũng tập trung tại một số mã HPP (1,2 tỷ đồng), VGI (1,2 tỷ đồng), VEA (1,1 tỷ đồng), MCH (939 triệu đồng),...

Thảo Bùi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.