|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 17/3: Khối ngoại chuyển mua ròng trong phiên đáo hạn phái sinh, quay lại gom DPM

18:52 | 17/03/2022
Chia sẻ
Điểm tích cực trong giao dịch khối ngoại tại sàn HOSE là nhóm này đã quay lại mua ròng với giá trị 136 tỷ đồng. Tuy vậy về khối lượng, chiều bán vẫn chiếm ưu thế khi nhà đầu tư ngoại duy trì bán ròng 1,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nếu không nói về sự chuyển sắc cuối phiên của nhóm cổ phiếu lớn thì phiên đáo hạn phái sinh hôm nay diễn ra khá êm đềm. VN-Index đóng cửa tăng hơn 2 điểm và dừng chân tại mốc 1.461,34 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 2,01 điểm (0,14%) lên 1.461,34 điểm, HNX-Index giảm 0,02 điểm còn 446,16 điểm, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (0,09%) xuống 115,94 điểm.

Theo quan sát, chỉ số chính sàn HOSE tăng điểm từ sớm, nhưng sau đó hạ nhiệt dần do lực cầu yếu. Giao dịch đầu phiên chiều với sự cân bằng giữa cung và cầu vẫn được duy trì và đóng cửa tăng nhẹ do tâm lý giao dịch thận trọng.

Phiên 17/3: Khối ngoại chuyển mua ròng trong phiên đáo hạn phái sinh, quay lại gom DPM - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Điểm tích cực là tại sàn HOSE, khối ngoại đã quay lại mua ròng với giá trị 136 tỷ đồng. Tuy vậy về khối lượng, chiều bán vẫn chiếm ưu thế khi nhóm này duy trì bán ròng 1,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

Phiên 17/3: Khối ngoại chuyển mua ròng trong phiên đáo hạn phái sinh, quay lại gom DPM - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể từng cổ phiếu, DPM của Đạm Phú Mỹ là mã được gom ròng nhiều nhất với quy mô 80,2 tỷ đồng. Sau khi đạt đỉnh lịch sử 66.400 đồng/cp trong tháng 3, mã này đã điều chỉnh về vùng 60.500 đồng sau khi căng thẳng chính trị thế giới có tín hiệu tích cực.

Nối tiếp, dòng tiền quay lại mua gom 70,7 tỷ đồng cổ phiếu CTG của Vietinbank, khiến mã này đóng góp đáng kể cho đà tăng của VN-Index trong phiên. Theo sau, cổ phiếu HDB của nhóm ngân hàng cũng thu hút lực cầu nhẹ hơn với 23,3 tỷ đồng.

Khối ngoại cũng mua ròng lần lượt PNJ (51,6 tỷ đồng), GMD (38,3 tỷ đồng), NLG (35 tỷ đồng), trước khi rót vốn nhẹ hơn vào danh mục gồm VNM, VCG, VRE,...

Phiên 17/3: Khối ngoại chuyển mua ròng trong phiên đáo hạn phái sinh, quay lại gom DPM - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trái lại, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 85,6 tỷ đồng cổ phiếu LPB của LienVietPost Bank, tăng hơn 18% so với phiên trước. Đà tháo chạy của khối ngoại khiến mã này ghi nhận khối lượng giao dịch hơn 13,5 triệu đơn vị, tăng đáng kể so với mức bình quân 8,8 triệu đơn vị trước đó.

Nối tiếp, lực xả tại cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát vẫn kéo dài khi mã này bị bán ròng 45,3 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại duy trì rút khỏi nhiều cổ phiếu bluechips như VIC (38,3 tỷ đồng), VND (34,1 tỷ đồng), GAS (26,2 tỷ đồng), NVL (23,6 tỷ đồng), MSN (21,2 tỷ đồng), HSG (21,5 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 22,5 tỷ đồng, theo đó rút ròng về khối lượng 251.412 đơn vị.

Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng chủ yếu ở cổ phiếu THD của Thaiholdings với quy mô 9,7 tỷ đồng. Danh mục bán ròng chủ yếu theo sau có sự góp mặt của các đại diện VCS (5,5 tỷ đồng), PLC (3 tỷ đồng), CEO (2,4 tỷ đồng), VCS (1,2 tỷ đồng)....

Trở lại chiều mua, quy mô lực cầu bị thu hẹp khi không có mã nào được gom ròng trên 1 tỷ đồng. Theo đó, nhóm này chỉ rót ròng lần lượt vào các mã IDC (900 triệu đồng), PVI (565 triệu đồng), PGN (552 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, nhóm này cũng đảo chiều bán ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng sau nhiều phiên mua gom liên tiếp, tương đương khối lượng 152.500 đơn vị.

Sau nhiều phiên mua gom, các nhà đầu tư đảo chiều bán ròng mạnh nhất khỏi bộ ba cổ phiếu gồm LTG (3,4 tỷ đồng), BVB (1,9 tỷ đồng), HPP (1,4 tỷ đồng). Bên cạnh đó, giao dịch tương tự được ghi nhận ở một số mã như MFS (565 triệu đồng), ACV (537 triệu đồng)...

Xét giao dịch chiều mua, cổ phiếu VTP của Viettel Post tiếp tục dẫn đầu về giá trị mua ròng với 5,3 tỷ đồng. Kế tiếp, lực cầu dưới 1 tỷ đồng cũng xuất hiện tại CSI (949 triệu đồng), VEA (873 triệu đồng), GHC (320 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I ghi nhận sự xáo trộn lớn khi đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.