|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 11/1: Khối ngoại trở lại xuống tiền sau 4 phiên chốt lời liên tiếp, tâm điểm VIC, DXG

16:45 | 11/01/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại bất ngờ đảo chiều mua ròng 106 tỷ đồng sau 4 phiên chốt lời trăm tỷ đồng, tương đương mua gom về khối lượng 570.100 đơn vị. Tâm điểm giao dịch duy trì ở nhóm bất động sản và xây dựng, vật liệu.

Lại thêm một phiên giao dịch đầy bất ngờ với nhà đầu tư trong tuần thứ hai của năm 2022. Áp lực bán tại nhóm vốn hóa lớn bất ngờ dâng cao sau 14h00 khiến thị trường đổ dốc.

Đóng cửa, VN-Index giảm 11,40 điểm (0,76%) còn 1.492,31 điểm, HNX-Index giảm 1,28 điểm (0,27%) xuống 481,61 điểm, UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (0,21%) lên 114,54 điểm.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao với tổng giá trị giao dịch đạt trên 42.493 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 tỷ đơn vị cổ phiếu được mua/bán. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 35.944 tỷ đồng.

Phiên 11/1: Khối ngoại trở lại xuống tiền sau 4 phiên chốt lời liên tiếp, tâm điểm VIC, DXG - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trên sàn HOSE, khối ngoại bất ngờ đảo chiều mua ròng 106 tỷ đồng sau 4 phiên chốt lời trăm tỷ đồng, tương đương mua gom về khối lượng 570.100 đơn vị. Tâm điểm giao dịch duy trì ở nhóm bất động sản và xây dựng, vật liệu. 

Phiên 11/1: Khối ngoại trở lại xuống tiền sau 4 phiên chốt lời liên tiếp, tâm điểm VIC, DXG - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể, lực cầu ngoại trở lại mua gom bộ đôi cổ phiếu "họ Vingroup" là VIC (67,3 tỷ đồng) và VHM (23,9 tỷ đồng). Tuy vậy, hai mã này cũng là nhân tố chính kéo tụt chỉ số chính sàn HOSE khi lấy đi tổng cộng 3,2 điểm của VN-Index.

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng tập trung ở nhiều đại diện đến từ nhóm bất động sản, xây dựng và vật liệu. Trong đó, lần lượt là DXG (64 tỷ đồng), LCG (23,8 tỷ đồng), DIG (23,5 tỷ đồng), VCG (23,2 tỷ đồng).

Cùng chiều, một số mã cũng được giao dịch tích cực trong phiên còn có VCB (30,3 tỷ đồng), GEX (27,6 tỷ đồng), KSB (26,3 tỷ đồng), VNM (26 tỷ đồng)...

Phiên 11/1: Khối ngoại trở lại xuống tiền sau 4 phiên chốt lời liên tiếp, tâm điểm VIC, DXG - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại chiều bán, cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang là mã bị bán ròng nhiều nhất với 47,9 tỷ đồng. Nối tiếp, khối ngoại xả ròng hơn 45 tỷ đồng cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC trong phiên mã này ghi nhận khối lượng khớp lệnh kỷ lục mới gần 155 triệu đơn vị.

Mặc dù gom ròng bộ đôi VHM và VIC, nhà đầu tư ngoại lại chốt lời 37,3 tỷ đồng cổ phiếu VRE của Vincom Retail. Nối tiếp, các cổ phiếu cũng ghi nhận giao dịch tương tự trong phiên còn có MSN (36,1 tỷ đồng), HCM (34 tỷ đồng), HSG (32,4 tỷ đồng), CTG (23,2 tỷ đồng), VCI (22,6 tỷ đồng)...

Trên sàn HNX, khối ngoại duy trì mua ròng trong phiên thứ 9 liên tiếp với quy mô gần 8,8 tỷ đồng, tương đương khối lượng 476.455 cổ phiếu.

Cụ thể, khối ngoại tiếp tục rót ròng gần 8,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, nâng tổng giá trị mua gom kể từ đầu tháng lên mức 103,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có PVI (3,8 tỷ đồng), VCS (2,4 tỷ đồng), KLF (2 tỷ đồng), MBG (0,7 tỷ đồng)...

Chiều ngược lại, nhà đầu tư ngoại rút ròng khỏi bộ đôi cổ phiếu NTP của Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (3,6 tỷ đồng) và CEO của Tập đoàn CEO (2,3 tỷ đồng). Theo sau, danh mục bán ròng kéo dài với một số cái tên như PLC, THD, VGS, BNA, S99...

Tại thị trường UPCoM, giao dịch khối ngoại tiếp tục xu hướng tích cực khi mua ròng 19,6 tỷ đồng, tương đương 290.449 đơn vị.

Ở chiều mua, khối ngoại rót vốn nhiều nhất vào cổ phiếu NTC của Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên với giá trị mua ròng 9,8 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại lần lượt tìm đến các cổ phiếu CTR (5 tỷ đồng), HHV (2,2 tỷ đồng), ACV (1,8 tỷ đồng), QNS (1,4 tỷ đồng)....

Trái lại, ở phía bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu FOX (5,1 tỷ đồng). Theo sau, lực xả dưới 1 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại MCH, BSR, MFS, SD3, IFS,...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.