|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 10/9: Khối ngoại gia tăng chốt lời trước ngưỡng cản 1.350 điểm

17:18 | 10/09/2021
Chia sẻ
Trong phiên đóng cửa tuần (10/9), dòng tiền ngoại tiếp tục xu hướng rút ròng tại HOSE với quy mô hơn 750 tỷ đồng. Phần lớn giao dịch vẫn tập trung tại VHM (Vinhomes) nâng tổng giá trị rút ròng trong tuần vượt mức 1.800 tỷ đồng.

Lại một lần nữa vùng cản tại mốc 1.350 điểm gây khó khăn cho quá trình tiến bước của chỉ số. Dòng tiền vào nhóm vốn hóa lớn hạ nhiệt trong khi áp lực bán gia tăng tại midcaps khiến VN-Index một lần nữa gặp khó khăn tại vùng cản 1.350 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 1,33 điểm (0,1%) lên 1.345,31 điểm, HNX-Index giảm 0,4 điểm (0,11%) còn 350,05 điểm, UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,61%) lên 95,41 điểm.

Thanh khoản sàn HOSE đạt 19.237 tỷ đồng, tương đương phiên trước đó. Tính trên toàn thị trưởng thì tổng giá trị giao dịch ghi nhận là 24.560 tỷ đồng.

Tại sàn HOSE, áp lực xả có xu hướng gia tăng so với những phiên trước. Theo đó, khối ngoại rút ròng tổng cộng 750 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 11.475.400 đơn vị. Giao dịch xả vẫn tập trung tại cổ phiếu VHM của Vinhomes.

Phiên 10/9: Khối ngoại gia tăng chốt lời trước ngưỡng cản 1.350 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Cụ thể, VHM tiếp tục bị xả ròng hơn 5,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 552,6 tỷ đồng trong phiên. Như vậy, sau tuần liên tục bị "xả" hàng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lũy kế 1.821 tỷ đồng mã VHM.

Một đại diện khác "họ" Vingroup là cổ phiếu VIC cũng bị rút ròng 44,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị bán ròng lũy kế sau 5 phiên giao dịch lên 440 tỷ đồng.

Chiều bán còn xuất hiện hàng loạt cổ phiếu bluechips như DPM, VNM, KBC, SSI, NVL....Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND cũng bất ngờ lọt "top" bán ròng ngay sau phiên giao dịch tích cực trước đó.

Phiên 10/9: Khối ngoại gia tăng chốt lời trước ngưỡng cản 1.350 điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại chiều mua, cổ phiếu CTG của Vietinbank là mã được mua ròng chủ yếu với 65,2 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 triệu đơn vị. Theo sau, khối ngoại giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào các mã vốn hóa lớn như PNJ (48 tỷ đồng), HPG (45,8 tỷ đồng), VND (41,4 tỷ đồng)....

Dòng tiền ngoại cũng nối tiếp tìm đến các cổ phiếu VCI, VJC, MBB, HSG,...với giá trị mua ròng đều dưới 50 tỷ đồng trong phiên cuối tuần. Nhìn chung, áp lực bán một lần nữa gia tăng tại mốc 1.350 điểm khiến giao dịch mua có phần "ảm đạm".

Trên sàn HNX, khối ngoại trở lại vị thế mua ròng với 1,6 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rót vốn ròng vào 106.225 đơn vị cổ phiếu.

Giá trị mua ròng chủ yếu tập trung tại hai cổ phiếu EID của CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (1,9 tỷ đồng) và CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O (1,8 tỷ dồng). Một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều là ART, IDJ, THD...

Trái chiều, giao dịch bán ròng diễn ra khá cân bằng tại các mã, khiến cho không mã nào bị rút ròng trên 1 tỷ đồng.

Một số mã tập trung lượng lớn lục xả là SD5 (792 triệu đồng), MBS (689 triệu đồng), VSM (652 triệu đồng), BVS (586 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng trong phiên thứ 14 liên tục, với tổng quy mô 4,68 tỷ đồng. Tuy vậy nhóm này lại rút ròng về khối lượng là 52.378 đơn vị.

Cổ phiếu ACV của Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam vẫn được mua ròng nhiều nhất với 8,7 tỷ đồng. Giao dịch tích cực diễn ra sau khi các chính sách giãn cách nghiêm ngặt dần được nới lỏng.

Nối tiếp, một số cổ phiếu tập trung lượng lớn lực cầu còn có CLX (2,2 tỷ đồng), LTG (1 tỷ đồng). Các mã được mua ròng nhẹ hơn dưới 1 tỷ đồng lần lượt là VTP, TCI, QTP, AMS...

Chiều ngược lại, dòng tiền ngoại tiếp tục rút ròng khỏi BSR ( Lọc hóa Dầu Bình Sơn - 2,6 tỷ đồng),. Cùng chiều, các mã bị rút ròng còn có ABI (1,2 tỷ đồng), VGI (865 triệu đồng), CTR (749 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.