Phiên 10/3: Khối ngoại tiếp đà bán ròng gần 750 tỷ đồng trên HOSE bất chấp nỗ lực hồi phục của thị trường
VN-Index xuất hiện lực bán mạnh sát khớp lệnh định kỳ ATC chủ yếu là do nhóm VN30 suy yếu về cuối phiên. Nhìn chung thị trường vẫn đang thể hiện nỗ lực hồi phục dù liên tục xuất hiện những pha rung lắc.
Đóng cửa, VN-Index tăng 5,34 điểm (0,36%) lên 1.479,08 điểm, HNX-Index tăng 3,04 điểm (0,68%) lên 447,64 điểm, UPCoM-Index tăng 1,92 điểm (1,69%) lên 115,29 điểm.
Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay suy giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 26.852 tỷ đồng, tương đương hơn 873,6 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt gần 21.176 tỷ đồng, giảm 31%.
Tại sàn HOSE, khối ngoại bán ròng trong phiên thứ ba liên tiếp, tương ứng với giá trị 749 tỷ đồng hay 13,78 triệu đơn vị cổ phiếu. Tuy vậy, quy mô bán ròng đã giảm gần 300 tỷ đồng so với phiên trước, tập trung ở nhóm kim loại và dịch vụ tài chính.
Mặc dù lực xả có phần thu hẹp, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 210 tỷ đồng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, tăng hơn 30% so với phiên trước đó. Về khối lượng, mã này bị bán ròng hơn 4,2 triệu đơn vị.
Bênh cạnh đó, nhóm này cũng bán ròng 120 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. Sau hai phiên bán ròng, cổ phiếu MSN tiếp tục có một phiên giảm điểm khi đánh mất 3,54% giá trị trong phiên, về mức 150.000 đồng/cp.
Nối tiếp, khối ngoại cũng chốt lời với quy mô dưới 100 tỷ đồng tại bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup là VIC (94,3 tỷ đồng), và VHM (49,8 tỷ đồng), trước khi bán nhẹ hơn ở các mã GMD (99,5 tỷ đồng), VPB (68,7 tỷ đồng), HDB (60,8 tỷ đồng), DXG (50,4 tỷ đồng)...
Chiều ngược lại, lực cầu chủ yếu xuất hiện ở hai đại diện nhóm ngân hàng là VCB của Vietcombank (44 tỷ đồng) và STB của Sacombank (33,5 tỷ đồng).
Nối tiếp, giao dịch tương tự cũng xuất hiện tại NLG (38,5 tỷ đồng), DCM (29,9 tỷ đồng), PNJ (25,2 tỷ đồng), DPM (17,7 tỷ đồng). Quy mô mua ròng dưới 10 tỷ đồng còn được ghi nhận tại CTR, FRT, KBC, HDC...
Trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh bán ròng 40,1 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này bán ròng tại 923.665 đơn vị cổ phiếu.
Về giá trị cụ thể, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam trong phiên các cổ phiếu dầu khí đồng loạt điều chỉnh. Cùng chiều, nhóm này cũng bán ròng VCS (6,1 tỷ đồng), THD (3,8 tỷ đồng), DTD (2,9 tỷ đồng), BVS (2,5 tỷ đồng)...
Ở chiều mua, quy mô mua ròng bị thu hẹp khi không có mã nào thu hút lực cầu trên 1 tỷ đồng. Cụ thể, nhóm này rút ròng lần lượt khỏi PVI (989 triệu đồng), PPS (547 triệu đồng), TVD (436 triệu đồng)...
Tại thị trường UPCoM, tương tự những phiên trước, khối ngoại duy trì mua ròng 34,4 tỷ đồng, tương đương rót ròng vào 1,3 triệu đơn vị cổ phiếu.
Tại chiều mua, cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn thu hút phần lớn lực cầu với quy mô hơn 32,6 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại theo sau cũng tập trung mua ròng VTP (3,3 tỷ đồng), QTP (2,8 tỷ đồng), ABI (1,5 tỷ đồng), trước khi mua gom nhẹ hơn FOC, GHC, ACG,…
Chiều ngược lại, nhóm này chỉ bán ròng chủ yếu bộ đôi cổ phiếu ACV (4,7 tỷ đồng), NTC (1,9 tỷ đồng). Tương tự, giao dịch rút ròng cũng xuất hiện tại NNG (608 triệu đồng), HPP (593 triệu đồng), LTG (593 triệu đồng)....
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/