Kể từ ngày 10/8, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo sẽ được giảm từ 10% đến 30% phí sử dụng đường bộ cho đến hết năm nay.
Bộ GTVT đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 49/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất bỏ quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, phương án giảm giá vé là xem xét, điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án có thời gian thu phí còn lại theo hợp đồng dự án từ 3 năm trở lên...
“Chắc chắn không di dời trạm thu phí Cai Lậy mà giữ nguyên để thu phí hoàn vốn cho dự án”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện khẳng định.
Từ ngày 10.8, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN tạm dừng thu phí đường bộ tại Trạm Tào Xuyên (Thanh Hóa) để tiếp tục đàm phán và xử lý. Điều này khiến dư luận đưa ra những ý kiến trái chiều. Nhưng quan trọng hơn, phía sau động thái đó làm bật ra điều gì?
Năm 2016, riêng phí đường bộ thu qua các trạm BOT dự kiến đạt khoảng 23.000 tỷ đồng (khoảng một tỷ USD), phí bảo trì đường bộ khoảng 6.000 tỷ đồng, phí gửi xe tại các tòa nhà, bãi đỗ khoảng 15.000 tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.