|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phân hóa nợ xấu ngân hàng sau 6 tháng đầu năm 2018

10:58 | 02/08/2018
Chia sẻ
Cùng với tăng trưởng cho vay, số dư nợ xấu tại nhiều ngân hàng tăng cao và có tới 12/17 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm trước. Bức tranh nợ xấu ngân hàng có nhiều nét thay đổi.
phan hoa no xau ngan hang sau 6 thang dau nam 2018 Góc nhìn khác trong phân tích nợ xấu và chi phí dự phòng
phan hoa no xau ngan hang sau 6 thang dau nam 2018 Hết tháng 3/2018, đã có hơn 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết 42

Kết thúc quý II/2018, các ngân hàng đua nhau công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo tổng hợp số liệu từ 17 ngân hàng công bố báo cáo tài chính đến nay, ở hầu hết ngân hàng sự tăng trưởng về cho vay khách hàng so với đầu năm (trừ Eximbank).

Tính đến 30/6, cho vay khách hàng của số ngân hàng trên đạt 4.262 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm. Cùng với sự tăng lên của số dư cho vay, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động theo chiều tương xứng với 71,7 nghìn tỷ, tăng 10,4%. Có 14/17 ngân hàng tăng trưởng về số dư nợ xấu và 12/17 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn cuối năm trước.

Duy chỉ có tại BIDV và Sacombank mặc dù cho vay khách hàng tăng nhưng nợ xấu lại giảm.

phan hoa no xau ngan hang sau 6 thang dau nam 2018
Số dư nợ xấu các ngân hàng (Nguồn: DB tổng hợp)

Bức tranh nợ xấu cuối tháng 6 có nhiều xáo trộn. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng dao động từ 0,73 - 4,07%. Ngân hàng Bắc Á, ACB, Kienlongbank vẫn tiếp tục nằm ở top đầu các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống. Với việc giảm nợ xấu từ 1,07% cuối quý I xuống 0,98% LienVietPostBank cũng góp mặt vào nhóm tỷ lệ nợ xấu thấp.

Trong khi đó, Techcombank rời khỏi nhóm này do số dư nợ xấu tăng gần 35% kể từ đầu năm, nâng tỷ lệ nợ xấu lên 2,04%. Mặc dù chưa công bố diễn giải chi tiết nhưng nhiều khả năng nợ xấu tăng là do Techcombank đã thực hiện mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC.

Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cao nhất vượt mức 3% có Sacombank (3,74%) và VPBank (4,07%).

Mặc dù vẫn nằm ở phía dưới của bảng xếp hạng nhưng có thể thấy rằng Sacombank đã có bước tiến khá tốt trong nửa đầu năm 2018 vì cuối năm trước tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 4,67%. Theo cho biết từ Sacombank, ngân hàng đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong 6 tháng và dự kiến sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào cuối năm.

VPBank giữ vị trí ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng từ trong quý I/2018 do hệ luỵ từ phát triển mạnh tài chính tiêu dùng, đến cuối quý II, con số này đã giảm nhẹ từ 4,15% xuống 4,07%.

So găng 3 "ông lớn" ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV thì Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. BIDV có tỷ lệ nợ xấu cao nhất còn VietinBank lại có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất (24,6%).

Nhiều ngân hàng xử lý hết nợ xấu tại VAMC

phan hoa no xau ngan hang sau 6 thang dau nam 2018

Tính đến nay, ngoài Vietcombank và Techcombank, MBBank cũng đã góp mặt vào danh sách ngân hàng không có nợ xấu tại VAMC.

Ngoài ra, cũng phải kể đến ACB khi ngân hàng này đã xử lý hết nợ xấu từ nhóm 6 công ty và chỉ còn hơn 40 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC cuối năm 2017, trong đó đã trích lập hơn 11 tỷ đồng. Theo thông tin từ CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), ngân hàng này đã xử lý hết nợ xấu tại VAMC trong quý I/2018.

phan hoa no xau ngan hang sau 6 thang dau nam 2018
Số dư nợ xấu tại VAMC của các ngân hàng (Nguồn: DB tổng hợp)

Do nhiều ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính và báo cáo của một số ngân hàng không chỉ rõ số dư trái phiếu VAMC như BIDV, VietinBank, SHB, EximBank nên bảng tổng hợp trên mang tính tham khảo cho người đọc.

Theo bảng tổng hợp này, Sacombank là ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất tại VAMC với hơn 42.289 tỷ đồng; VPBank có khoảng 3.901 tỷ đồng.

Theo thống kê trước đó của NHNN, tính đến cuối tháng 6 tỷ lệ nợ xấu xử lý qua VAMC đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được gần 100.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết số 42, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng (gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó).

Trong năm 2018, VAMC lên kế hoạch mua khoảng từ 30.500 – 35.500 tỷ đồng nợ xấu. Dự kiến bao gồm từ 27.000 – 32.000 tỷ đồng giá trị mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt và 3.500 tỷ đồng mua nợ theo giá trị trường.

Xem thêm

Diệp Bình