|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Phần 3] Alibaba thời kỳ hậu Jack Ma: Tiến đến công nghệ đám mây

19:41 | 20/05/2019
Chia sẻ
Kể từ khi Alibaba gia nhập năm 2009, dịch vụ đám mây trở thành công cụ mang lại doanh thu lớn thứ hai của công ty. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, kinh doanh điện toán đám mây của Alibaba đã vượt qua cả Amazon và Microsoft gộp lại, ở hai lĩnh vực lớn nhất là cơ sở hạ tầng đám mây và hạ tầng điện toán theo nhu cầu.

Khác với Ma, Chủ tịch tương lai của Alibaba Daniel Zhang cho thấy ít hứng thú trở thành người phát ngôn của Alibaba. Mặc dù Zhang đảm nhận vị trí CEO được 4 năm, người đàn ông Thượng Hải này vẫn là gương mặt khá xa lạ với công chúng Trung Quốc, thậm chí là với nhà đầu tư, mặc dù đã phát biểu tại nhiều cuộc họp cổ đông.

"Tôi thích đi bộ trên đường phố và không ai có thể nhận ra tôi", Zhang nói trong cuộc phỏng vấn với The Information vào năm ngoái, bài viết từ Nikkei Asian Review ghi nhận.

Sự tin tưởng của Jack Ma dành cho người kế nhiệm

Zhang đặt cho mình biệt danh là "Tiêu Dao Tử", ám chỉ một nhân vật trong tiểu thuyết võ thuật Hồng Kông của tác giả Kim Dung. Trong khi Tiêu Dao Tử được biết đến như một linh hồn tự do và không ràng buộc, Zhang được một số nhân viên Alibaba xem là một người đàn ông hầu như không rời khỏi văn phòng.

"Ông ấy làm việc cả ngày", một kỹ sư tại trụ sở chính Alibaba ở Hàng Châu nói về Zhang. "Ông ấy thậm chí còn không đi ăn trưa hay tối. Thay vào đó, trợ lý của ông sẽ mang thức ăn đến văn phòng mỗi ngày".

[Phần 3] Alibaba thời kỳ hậu Jack Ma: Tiến đến công nghệ đám mây - Ảnh 2.

Công nhân phân loại bưu kiện trong Ngày độc thân 11/11/2016. Trong năm 2018, lễ hội mua sắm toàn cầu này mang lại 30,7 tỉ USD trong vòng 24 giờ. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Đạo đức làm việc của Zhang, cùng với "tài năng tuyệt vời, sự nhạy bén trong kinh doanh và khả năng lãnh đạo quyết đoán" là nhưng lý do là Ma đưa ra khi chọn Zhang lãnh đạo công ty. Sáng kiến đặc trưng của Zhang về lễ hội mua sắm Ngày độc thân 11/11 mang lại doanh thu 213,5 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 30,7 tỉ USD vào thời điểm đó) chỉ trong vòng 24 tiếng trong năm ngoái.

"Sẽ không dễ dàng để điều hành một tập đoàn như Alibaba nhưng tôi chắc chắn 100% rằng Daniel Zhang sẽ làm việc đó tốt hơn tôi", Ma nói với các nhà đầu tư và nhân viên tại một hội nghị vào năm ngoái.

Tăng trưởng điện toán đám mây có thể vượt thương mại điện tử

Đó thật sự là một doanh nghiệp đầy ngổn ngang. Người Trung Quốc có thể mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba, nộp xin vay từ đơn vị tài chính của Alibaba, thanh toán bằng ví điện tử Alibaba và nhận hàng thông qua mạng lưới hậu cần Alibaba.

Khi họ cảm thấy chán với các món đồ, họ có thể bán chúng trên nên tảng trao đổi hàng hóa cũ của Alibaba. Alibaba vận hành một cửa hàng siêu thị truyền thống gọi là Freshippo và một ứng dụng giao thức ăn. Một số bộ phim phát trên website trực tuyến, bao gồm Green Book, bộ phim đoạt giải Phim hay nhất Oscar năm nay cũng được sản xuất bởi Alibaba. Và tất cả các dịch vụ này đểu được cung cấp bởi AliCloud.

Nhưng Zhang, 47 tuổi, vẫn đang tìm kiếm các lĩnh vực tăng trưởng mới. Ông tập trung vào số hóa các cửa hàng truyền thống Trung Quốc và mở rộng các đơn vị điện toán đám mây, nơi lưu trữ một lượng lớn dữ liệu của các công ty khác. 

Kể từ khi Alibaba gia nhập kinh doanh năm 2009, dịch vụ đám mây trở thành công cụ mang lại doanh thu lớn thứ hai của công ty. Doanh thu ở phân khúc này nhảy vọt 84% đạt 6,6 tỉ Nhân dân tệ trong quý tháng 12. Trong khi lĩnh vực này chỉ chiếm một phần doanh số Alibaba, Zhang cho rằng nó có thể tăng trưởng thậm chí vượt cả thương mại điện tử. 

"Tôi nghĩ rằng dịch vụ đám mây sẽ trở thành ngành kinh doanh chính của Alibaba trong tương lai", Zhang nói với CNBC vào năm ngoái.

[Phần 3] Alibaba thời kỳ hậu Jack Ma: Tiến đến công nghệ đám mây - Ảnh 3.

(Nguồn: Nikkei Asian Review. Việt hóa: Cẩm Tiên)

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là Trung Quốc, kinh doanh điện toán đám mây của Alibaba đã vượt qua cả Amazon và Microsoft gộp lại, ở hai lĩnh vực lớn nhất của dịch vụ đám mây là cơ sở hạ tầng đám mây (Infrastructure as a Services – IaaS) và hạ tầng điện toán theo nhu cầu (Infrastructure utility services), theo nghiên cứu Gartner. 

Mỹ tẩy chay Huawei liệu có ảnh hưởng đến Alibaba

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cũng đang tìm thách thức các công ty công nghệ phương Tây ở châu Âu và Mỹ, nơi đã mở thêm 4 trung tâm dữ liệu trong những năm gần đây.

Việc Washington cáo buộc các công ty công nghệ Trung Quốc làm gián điệp cho Bắc Kinh đã thúc đẩy Alibaba tiến vào lĩnh vực điện toán đám mây. Chiến dịch gần đây của chính quyền Trump chống lại Huawei Technologies đã dẫn đến việc cấm các thiết bị viễn thông sản xuất tại Trung Quốc ở các quốc gia từ Nhật Bản đến New Zealand và Australia.

Alibaba từ chối bình luận về việc liệu cuộc tẩy chay Huawei có ảnh hưởng đến mảng kinh doanh đám mây quốc tế của họ, và viện dẫn đến quy định là không bình luận về các công ty khác. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng một số tác động là điều không thể tránh khỏi.

"Jack Ma chắc chắn là đại sứ tốt nhất của Alibaba trong nhiều năm qua, ông ấy chắc chắn có thể giúp Alibaba có những chính sách đối ngoại tuyệt vời. Nhưng cuối cùng, Ma và người kế nhiệm của đã không thể thay đổi những yếu tố chính trị phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc", Liu Ningrong, giáo sư và hiệu trưởng tại Học viện kinh doanh Trung Quốc của Đại học Hồng Kông, cho biết.

"Alibaba sẽ phải đối mặt với những "cơn gió ngược" khi mở rộng hoạt động sang Mỹ và Châu Âu. Ngay cả Jack Ma cũng không thể thay đổi điều đó".

Nhưng nhiều ý kiến khác cho rằng các khách hàng dịch vụ đám mây, các doanh nghiệp tiêu thụ dữ liệu lớn tập trung vào các điểm mấu chốt, sẽ không bị ảnh hưởng bởi thay đổi ở thượng tầng.

"Jack Ma là một đại sứ rất giỏi đói phó với các chính quyền nước ngoài, nhưng ở mức độ kinh doanh với kinh doanh, rất khó mà đoán trước được", Jeffrey Towson, giáo sư đầu tư tại Đại Học Peking Bắc Kinh, cho biết.

"Tôi nghĩ Alibaba không phải là một tập đoàn một người", ông nói thêm. "Mỗi người đều có vai trò của họ. Nếu Daniel Zhang không giỏi ở một lĩnh vực nào đó, sẽ có người khác đảm nhận việc đó".

[Phần 3] Alibaba thời kỳ hậu Jack Ma: Tiến đến công nghệ đám mây - Ảnh 4.

(Nguồn: Nikkei Asian Review. Việt hóa: Cẩm Tiên)

Cẩm Tiên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.