|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 2] Phát triển vacxin phải đồng bộ với tăng cường an toàn sinh học để ngăn chặn dịch ASF

20:46 | 12/07/2019
Chia sẻ
Theo một chuyên gia về dịch tễ học thú y, nỗ lực nghiên cứu phát triển vacxin phải đi cùng với tăng cường an toàn sinh học tại các trang trại để ngăn chặn dịch tả heo châu Phi (ASF).

Virus biến đổi gen

Khi các nhà nghiên cứu tích lũy thêm kiến thức về sinh học của virus ASF và bộ gen của nó, họ đã áp dụng một phương pháp nhắm làm suy yếu virus ASF là biến đổi gen bằng cách xóa các gen quyết định yếu tố độc hại và sau đó tiêm cho động vật. 

"Trường hợp này cố gắng vô hiệu hóa virus để vật chủ có cơ hội phản ứng và kiểm soát sự sao chép và tạo ra phản ứng miễn dịch thích nghi, theo đó trở thành phản xạ theo kí ức", bà Linda Dixon, một nhà nghiên cứu về virus học của viện Pirbright Institute, Anh.

Năm 2016, nhóm của bà đã xóa bỏ một số gen virus ASF được cho là ức chế phản ứng interferon loại 1 của vật chủ, theo đó tạo ra các yếu tố hạn chế sự nhân lên của virus trong tế bào và kích thích các thành phần khác của hệ thống miễn dịch. 

Tiêm vacxin 5 con heo với chủng này không gây ra triệu chứng nào, điều đó chứng minh rằng virus ASF đã mất độc lực. Và sau khi được thử với liều gây tử vong của virus gốc, tất cả các con heo được thử nghiệm đều sống sót. 

Bà Dixon đang nghiên cứu để phát triển một loại vacxin suy yếu sống dựa trên phương pháp này.

Manuel Borca, một nhà vi trùng học có trụ sở tại Trung tâm bệnh động vật đảo Plum ở New York, cũng đạt được thành công tương tự với ba chủng vacxin bị suy yếu khi loại xoá bỏ gen. 

Các chuyên gia trong lĩnh vực nhận định các phương pháp xóa gen như vậy cách tiếp cận tiên tiến nhất, nhưng có thể sẽ cần vài năm trước khi loại vacxin này có thể được triển khai, theo bà Dixon. 

Đầu tiên, họ sẽ phải trải qua một loạt các thử nghiệm để đảm bảo vacxin có hiệu quả và an toàn, và phải được đăng kí với các cơ quan quản lý có liên quan.

Dựa trên nghiên cứu Trung Quốc đã trình bày tại một hội nghị chuyên đề vào tháng 4, ông Dirk Pfeiffer, một nhà dịch tễ học thú y tại Đại học Thành phố Hong Kong và Đại học Thú y Hoàng gia Anh, cho hay quốc gia châu Á dường như đang theo đuổi một loại vacxin suy giảm bằng cách loại bỏ gen.

Bà Dixon nhận định những cách tiếp cận này có lợi thế hơn các dạng virus ASF bị suy giảm tự nhiên vì chúng cho phép các nhà nghiên cứu điều chỉnh các gen để tạo ra một loại virus vô hại mà vẫn có thể sao chép lại.

Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc kích hoạt khả năng miễn dịch cũng như phát tán virus.

Việc xóa các phần của bộ gen cũng khiến virus ASF khó trở lại dạng độc hơn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn với các loại vacxin suy yếu nói chung, dù là được biến đổi gen hay xuất hiện tự nhiên, là phát triển chúng trong nuôi cấy tế bào, điều này rất cần thiết để tạo ra vacxin hàng loạt. 

Mối quan tâm chính với các virus sống bị suy giảm là những con vật được tiêm phòng có thể làm phát tán virus và lây nhiễm sang động vật khác, vì virus ASF có khả năng sao chép. 

11-17-4001

Ảnh: National Hog Farmer.

Từ vacxin tới an toàn sinh học

Đối với Mỹ và châu Âu, phát triển vacxin không được ưu tiên như tại Trung Quốc, nơi các nhà khoa học đang làm việc một cách nhanh chóng để đưa một loại vacxin ra thị trường. 

Một số nhà nghiên cứu lo ngại những vấn đề an toàn không được giải quyết một cách thích đáng trước khi một loại vacxin được triển khai tại đàn heo lớn nhất thế giới. 

Các nhà khoa học tại đây đang chịu áp lực rất lớn, khiến họ có thể bắt đầu sử dụng vacxin trước khi nó được thử nghiệm đủ để đảm bảo độ an toàn, theo ông Pfeiffer.

Phần lớn heo Trung Quốc nằm rải rác ở các trang trại quy mô nhỏ, với ít hơn 100 con heo mỗi trang trại. 

Những trang trại này không có cơ chế kiểm soát an toàn sinh học tốt, rất ít hoặc không có cơ chế kiểm soát để đảm bảo virus không lây truyền qua xe tải, trên quần áo của người vào trang trại hoặc trong thức ăn chăn nuôi.

Nghiên cứu gần đây xác nhận, virus ASF có thể tồn tại trong thời gian dài, theo The Scientist. 

Megan Niederwerder thuộc Đại học bang Kansas, người đứng đầu nghiên cứu trên cho biết, virus ASF là một trong những loại virus mạnh trong môi trường pH cũng như nhiệt độ khắc nghiệt, vì vậy nó có thể tồn tại trong thời gian dài và duy trì sự lây nhiễm trong các điều kiện môi trường khác nhau.

Vì lí do này, vacxin có thể không phải là giải pháp duy nhất cho dịch ASF tại Trung Quốc, ông Preiffer cho biết. 

Theo ông để thành công phát triển một vacxin đáp ứng được việc loại bỏ sự lây nhiễm là không thực tế. 

Những nỗ lực hình thành vacxin phải đi cùng với việc tăng cường an toàn sinh học xung quanh các trang trại để có hiệu quả, đặc biệt nếu virus ASF đã trở thành đặc hữu ở đó và đã xâm nhiễm sang heo rừng. 

Lyly Cao