[Phần 1] Hành trình gian nan trong cuộc đua phát triển vacxin cho virus ASF
Dịch ASF, một loại bệnh gây tử vong ở heo, đã xuất hiện trong nhiều thập kỉ.
Được cho là có nguồn gốc từ châu Phi - hạ Sahara, virus đã lan sang các lục địa khác, với sự bùng phát ở Nga, Brazil và nhiều vùng khác nhau của châu Âu, nơi virus ASF "bám rễ" trong quần thể heo rừng.
Tuy nhiên, dịch ASF chỉ được gọi là dịch bệnh động vật lớn nhất từ trước đến nay khi nó xâm nhập tới Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái, lan nhanh như đám cháy trên khắp các trang trại heo lớn nhất thế giới.
Dirk Pfeiffer, một nhà dịch tễ học thú y tại Đại học Thành phố Hong Kong và Đại học Thú y Hoàng gia Anh, nhận định: "Có rất nhiều heo tại Trung Quốc, vì vậy sự xuất hiện của virus chỉ là vấn đề thời gian".
Bệnh dịch không chỉ đe dọa ngành công nghiệp thịt heo lớn nhất thế giới, mà còn ảnh hưởng tới nguồn cung toàn cầu của thuốc chống đông máu heparin, phần lớn được sản xuất từ heo Trung Quốc.
Quan chức Trung Quốc báo cáo đã tiêu hủy hơn 1,2 triệu con heo cho đến nay trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan, nhưng virus ASF đã lan rộng và xâm nhiễm sang Việt Nam và Campuchia trong những tháng gần đây.
Ông Pfeiffer cho rằng tính tới thời điểm hiện tại, khoảng 10 - 40% heo Trung Quốc có thể đã bị nhiễm virus, mặc dù số liệu thống kê chính thức vẫn chưa được công bố.
Để tìm kiếm một loại vacxin phòng, chống virus ASF, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 15 triệu USD vào nghiên cứu, theo Nature News, thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm ra vacxin một cách nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu đang sử dụng nhiều phương pháp để làm điều đó, nhưng thách thức là không nhỏ vì bản chất của virus ASF, theo The Scientist.
Virus ASF. Nguồn: THE PIRBRIGHT INSTITUTE
Những thất bại đầu tiên
Sự phức tạp của virus ASF là một lí do tại sao nó rất khó để giải quyết. Bộ gen ADN sợi kép có thể dài hơn 190 kilobazơ và mã hóa cho gần 170 protein, vượt qua nhiều loại Virus ASF khác, chẳng hạn như Ebola (một số chủng chỉ có 7 protein).
1 kilobase tương đương 1.000 cặp bazơ. 1 cặp bazơ gồm hai nucleobazơ liên kết với nhau bởi các liên kết hydro, tạo thành những khối cấu trúc của đường xoắn kép ADN, và đóng góp vào cấu trúc gập của cả ADN và ARN.
Cả hai nghiên cứu đầu tiên vào năm 1967 và những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chiến lược phát triển vacxin cổ điển và rõ ràng nhất không có tác dụng với virus ASF.
Những nỗ lực nhằm tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa virus ASF và tiêm vào động vật khỏe mạnh để thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng tạo ra kháng thể bảo vệ chống lại sự nhiễm bệnh trong tương lai đều đã thất bại.
Các kháng thể bảo vệ được tạo ra không đủ để tránh nhiễm virus ASF.
Thay vào đó, các nhà khoa học nhận thấy một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra khả năng miễn dịch chống lại virus ASF là phơi nhiễm động vật với một chủng virus ASF ít độc hơn.
Điều này có thể được tạo ra thông qua việc truyền virus ASF trong nuôi cấy cho đến khi nó mất độc lực. Chiến lược này đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của một loại virus ASF khác gây ra các triệu chứng tương tự ở heo là bệnh sốt heo cổ điển.
Ngoài ra, các virus ASF suy yếu có thể bị cô lập trong cơ thể động vật ở các quần thể heo rừng trên khắp châu Âu, ví dụ, nhiều chủng virus ASF đã mất khả năng giết chết vật chủ theo thời gian.
Một số nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm một chủng virus ASF yếu hơn được phân lập vào năm 2017 từ một con heo rừng ở Latvia có thể bảo vệ heo nuôi chống lại một dạng virus ASF độc hại, theo ông Jose Manuel Sánchez-Vizcaíno, một nhà nghiên cứu về virus học tại phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y Thế giới về ASF ở Madrid.
Gần đây, ông và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng cùng một chủng virus cũng có thể bảo vệ heo rừng, một cách tiếp cận mà ông cho rằng có thể hữu ích trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh cho heo nuôi.
Tuy nhiên, lo ngại chính với các loại vacxin này là độ an toàn.
Các nhà nghiên cứu nhận ra điều này vào những năm 1960, khi họ cố gắng tiêm vacxin cho một lượng lớn heo ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với dạng virus ASF bị suy yếu tự nhiên.
Mặc dù các con heo bị tiêm vacxin không chết, nhiều con đã dẫn tới tình trạng mãn tính.
"Đây là vấn đề lớn nhất: nó bảo vệ tốt, nhưng không an toàn", ông Sánchez-Vizcaíno giải thích. Ông và các đồng nghiệp của mình đang đánh giá mức độ an toàn của virus ASF suy yếu.