|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu

08:48 | 27/05/2019
Chia sẻ
Tại thị trường xe hơi Mỹ, FCA US, Ford và General Motors chiếm ưu thế vượt trội về sản lượng, doanh số và đầu tư so với các hãng sản xuất xe ô tô hàng đầu của châu Âu và Nhật Bản.
[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu - Ảnh 1.

Chỉ riêng trong 5 năm qua, FCA US, Ford và Genral Motors đã tuyên bố đầu tư gần 35 tỉ USD vào nhà máp lắp ráp, phòng thí nghiệm R&D, trụ sở, văn phòng quản lí và các cơ sở hạ tầng khác.

Theo báo cáo của Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ (AAPC), FCA US, Ford và General Motors sản xuất nhiều xe hơi, mua nhiều phụ tùng và đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Mỹ nhiều hơn bất kì đối thủ nào khác.

Kết quả là, ba hãng xe hơi này sử dụng gần hai phần ba công nhân và vận hành ba phần năm số nhà máy lắp ráp tại tại Mỹ.

Tốc độ sản xuất và đầu tư đáng gờm

Cách hay nhất để đánh giá qui mô đầu tư của FCA US, Ford và General Motors vào Mỹ chính là xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài bắt kịp tốc độ sản xuất và mua phụ tùng của họ.

Để theo kịp tốc độ sản xuất của ba hãng trên vào năm 2017, các đối thủ phải lắp ráp hơn hai triệu chiếc xe hơi và xe tải tại Mỹ. Đồng thời, họ còn cần phải mua hơn 1,5 triệu thiết bị phụ tùng xe hơi.

Chỉ riêng trong 5 năm qua, FCA US, Ford và General Motors đã tuyên bố đầu tư gần 35 tỉ USD vào nhà máp lắp ráp, phòng thí nghiệm R&D, trụ sở, văn phòng quản lí và các cơ sở hạ tầng khác.

[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu - Ảnh 2.

Nguồn: AAPC

Trong cùng kì, Toyota, Honda, Nissan, Isuzu, Subaru, Suzuki, Mazda, Mitsubishi và Hyundai-Kia tuyên bố chỉ đầu tư 7,3 tỉ USD cho hoạt động R&D. Ngoài ra, đầu tư của các hãng xe hơi Mỹ gấp 4 lần so với 4 hãng lớn nhất châu Âu (BMW, Daimler, Volvo và Volkswagen - VW).

Trên toàn cầu, FCA US, Ford và Genreal Motors đã cùng nhau đầu tư hơn 18 tỉ USD vào R&D mỗi năm. Số vốn đầu tư của mỗi công ty vào R&D thậm chí còn nhỉnh hơn một vài trong số các công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới.

Doanh số bán xe khiến các hãng nước ngoài "lép vế"

Một cách để đo lường khoản đầu tư của một hãng sản xuất xe hơi tại Mỹ là so sánh sản lượng và doanh số bán hàng tại chính nước Mỹ.

[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu - Ảnh 3.

Tương quan giữa sản lượng xe hơi và doanh số bán xe trong giai đoạn 2009 - 2017 (Nguồn: AAPC)

Năm 2017, FCA US, Ford và General Motors đã sản xuất hơn 5,9 triệu đơn vị tại Mỹ. Trong cùng năm này, ba hãng đã bán được 7,7 triệu chiếc xe. Nói cách khác, sản lượng tại Mỹ chỉ đại diện cho 77% doanh số bán xe năm 2017.

[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu - Ảnh 4.

Nguồn: AAPC

Trong khi đó, sản lượng của các hãng xe hơi nước ngoài tại nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ chiếm khoảng 56% doanh số. Chẳng hạn, trong năm 2017 tại Mỹ, Ford sản xuất nhiều hơn Toyota hay Honda 1,2 triệu đơn vị xe hơi và xe tải; gấp ba lần so với Hyundai-Kia; gấp gần 7 lần so với BMW; và hơn gần 18 lần so với VW.

Để tăng năng lực sản xuất, các hãng xe hơi cần nhiều nhà máy hơn. General Motors vận hành số nhà máy lớn hơn tổng số nhà máy của Toyota, Honda, Nissan và Subaru gộp lại.

[Phần 2] Nắm trong tay ba hãng sản xuất xe hơi mũi nhọn, Tổng thống Trump vẫn tuyên chiến với ô tô nhập khẩu - Ảnh 5.

Nguồn: AAPC

Tương tự, số nhà máy của FCA US cũng nhiều hơn tổng số nhà máy lắp ráp của BMW, Daimler, Hyundai-Kia và VW.

Với ba hãng xe hơi có năng lực sản xuất và đầu tư khủng như trên, việc Tổng thống Trump tiếp tục gây sức ép lên ô tô nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản là một quyết định còn nhiều điểm nghi vấn.

Trần Nam Thi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.