[Phần 1] Thuế quan của ông Trump đe dọa dự án phát triển ghẹ đỏ Trung Quốc
Nguồn: Undercurrent News
Viện Thủy sản Quốc gia (NFI) và Hội đồng ghẹ đỏ (RCC) Mỹ đã bỏ phiếu để quyết định liệu có tiếp tục tài trợ cho dự án FIP trong nửa cuối năm nay dựa vào khoản phí 0,02 USD/pound do các thành viên của tổ chức đóng góp, người phát ngôn Gavin Gibbons cho biết.
Tuy nhiên, mong muốn tiếp tục đầu tư vào dự án đang được cân nhắc sau quyết định tăng thuế của Tổng thống Donald Trump từ 10% lên 25% đối với mặt hàng thủy sản của Trung Quốc.
"Đây là một viên thuốc đắng khó nuốt", ông Don Flax, Tổng Giám đốc của Asian Pacific Seafood, một nhà nhập khẩu ghẹ đỏ hàng đầu từ Chesapeake, Virginia có trụ sở tại Trung Quốc nhận định.
"Tất cả các sản phẩm chế biến từ ghẹ Trung Quốc có chi phí sản xuất và xuất khẩu cao nhất so với bất kì sản phẩm thủy sản nào từ quốc gia này, điều này tạo ra những thách thức lớn về cách vượt qua thuế nhập khẩu và khiến các nhà nhập khẩu nhận được mức lợi nhuận thấp hoặc thậm chí lỗ vốn".
Hiện tại, các doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh nhập khẩu ghẹ đỏ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục kinh doanh đặc biệt là vào khoảng thời gian nghỉ giữa vụ thu hoạch từ ngày 1/5 đến ngày 15/8.
Mặc dù vậy, ông Flax nêu lên vấn đề liệu họ có thể tiếp tục sản xuất trong bao lâu nếu thuế quan tiếp tục là mối đe dọa đối với các kho đông lạnh, vận tải và các doanh nghiệp hỗ trợ ngành này.
Ghẹ kích cỡ nhỏ chiếm 80% sản lượng thu hoạch
Dự án FIP ở khu vực Phúc Kiến, Chương Châu được đề xuẩt vào tháng 8/2018 với sự đóng góp 51.500 USD từ Quỹ Gordon và Betty Moore và các đóng góp khác trong ngành thủy sản.
Không có gì lạ khi các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm tới vấn đề này. Khu vực này dự kiến cung cấp 60.000 tấn sản lượng hai loài gồm Portunas haanii (ghẹ đỏ) và Portunus sanguinolentus (ghẹ ba đốm), ước tính chiếm 60% sản lượng ghẹ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, theo "Báo cáo phạm vi cải thiện nghề khai thác ghẹ đỏ Trung Quốc" được viết bởi Tổ chức phi chính phủ đại dương toàn cầu (O2).
Có đến 23 công ty chế biến ghẹ trong khu vực trong đó 10 công ty chiếm 80% sản lượng xuất khẩu. Ghẹ, chủ yếu được đánh bắt ở vùng nước sâu ở phía nam eo biển Đài Loan, được làm đông lạnh ngay trên tàu, luộc và đóng gói trong bao bì hoặc đóng hộp.
Ghẹ đỏ không có giá trị lớn cho đến những năm 1980 và được sử dụng chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi và phân bón. Tuy nhiên, loài thủy sản này đã trở nên phổ biến hơn nhiều đối với tiêu dùng và Trung Quốc hiện có ít nhất 1.000 tàu thuyền hoạt động đánh bắt ghẹ trong khu vực.
Đến năm 2012, các nhà chế biến bắt đầu nhận thấy ghẹ kích cỡ nhỏ khoảng 8 cm chiếm tới 80% sản lượng thu hoạch. RCC đã thành lập một nhóm đặc biệt để tập trung nghiên cứu ghẹ đỏ và 6 năm sau, và thực hiện các phương pháp cải thiện dự án FIP trong đó ngân sách là 81.000 - 106.000 USD/năm.
O2 đã xác định một số vấn đề cần được giải quyết gồm thiếu giám sát, đánh giá hàng tồn kho và qui tắc kiểm soát.
Một vấn đề phổ biến khác được đưa ra là phương pháp tốt nhất để thu hoạch cua là thả lưới. Tuy nhiên, chỉ 12 - 17% sản lượng đánh bắt hàng năm của ngư dân là cua, O2 lưu ý.
Dự án FIP đã đạt được cải thiện khi các nhà lãnh đạo đã phát triển kế hoạch cải tiến 5 năm để thiết lập các hình thức giám sát bắt buộc, áp dụng kích cỡ thu hoạch tối thiểu và bảo tồn ghẹ mang trứng.
RCC đã thành lập quan hệ đối tác với các nhóm chế biến tại Trung Quốc gồm Liên minh tiếp thị và chế biến thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) và Hiệp hội tiếp thị và chế biến thủy sản Chương Châu (ZAPPMA). Tổ chức cũng nhờ sự trợ giúp từ O2 để thực hiện các thí nghiệm về FIP.
Trong số các chiến lược khác đang được đề xuất, RCC hi vọng sẽ thuyết phục được chính phủ Trung Quốc chỉ định một khu vực dành riêng cho đội tàu đánh bắt cua ở khu vực có nguồn thủy sản dồi dào vì cách tiếp cận này dễ kiểm soát hơn nhiều so với việc đánh bắt bằng cách thả lưới như các loài thủy sản khác.