|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 1] Cá rô phi Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thuế quan bổ sung 25% của ông Trump

16:55 | 17/05/2019
Chia sẻ
Việc tăng thuế quan đối với hải sản Trung Quốc từ 10% lên đến 25% khiến ngành thủy sản Mỹ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, xoay quanh những câu hỏi liên quan đến tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
[Phần 1] Cá rô phi Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thuế quan bổ sung 25% của ông Trump - Ảnh 1.

Philê cá rô phi. Ảnh: Undercurrent News

Ngày 9/5, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo dự kiến sẽ tăng mức thuế thêm 15% đối với hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc, gồm cá rô phitômcá ngừ, mực và ghẹ đỏ do Bắc Kinh rút lại cam kết mua hàng nông sản của Mỹ được kí kết trong các đàm phán trước đó.

Sau thông báo về việc tăng thuế, Ðại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã cho biết thêm Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng yêu cầu chuẩn bị tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỉ USD.

Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ, nói với Fox News hôm 12/5 rằng việc tiếp tục tăng thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc có thể mất nhiều tháng để thực hiện.

Cá rô phi của Trung Quốc sẽ là một trong những sản phẩm hải sản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Việc ông Trump bất ngờ tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến tất cả hàng hóa Trung Quốc đã chịu mức thuế 10% cập cảng tại Mỹ vào ngày 10/5 hoặc muộn hơn, theo thông báo của USTR.

Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Mỹ, báo cáo của ông Don Kelley, Phó Chủ tịch và Giám đốc mua hàng tại Western Edge Seafood - nhà nhập khẩu chính của một số loại hải sản từ châu Á, gồm cá rô phi thì các mặt hàng này có thể phải chịu mức thuế cao hơn nếu chúng đến Mỹ vào ngày 1/6 hoặc muộn hơn ngay cả khi Trung Quốc xuất khẩu trước ngày 10/5.

Cá rô phi của Trung Quốc sẽ là một trong những sản phẩm hải sản chịu thiệt hại lớn nhất. Ngay cả khi thuế quan 10% có hiệu lực vào tháng 9/2018, Mỹ đã nhập khẩu 142.127 tấn cá rô phi trị giá 445,8 triệu USD trong năm 2018, tăng 6% về khối lượng và tăng 5% về giá trị nhập khẩu so với năm 2017.

Ông Kelley cho biết hiện tại mức thuế bổ sung chưa gây ra tổn hại cho doanh nghiệp hoặc tăng chi phí cá rô phi.

Giá bán buôn cho cá rô phi không bổ sung thêm độ ẩm là 2,2 - 2,3 USD/pound cho một miếng philê cá cỡ 3 - 5 ounce, từ 2,35 - 2,45 USD/pound cho một miếng philê cá cỡ 5 - 7 ounce và 2,5 - 2,6 USD cho một miếng philê cá cỡ 7 - 9 ounce, ông Kelley cho biết.

Trong khi đó, Jeff Reichle, Chủ tịch Lund's Fisheries ở Cape May, New Jersey, Mỹ lo ngại giá mực từ Trung Quốc có khả năng sẽ tăng, dù ông dự đoán khối lượng nhập khẩu sẽ không thay đổi vì mực là một trong những mặt hàng giá rẻ nhất.

[Phần 1] Cá rô phi Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thuế quan bổ sung 25% của ông Trump - Ảnh 2.

Mực. Ảnh minh họa

Mỹ đã nhập khẩu 46.221 tấn mực trị giá 227,6 triệu USD trong năm 2018, so với mức 45.623 tấn mực trị giá 234,1 triệu USD trong năm 2017, khối lượng nhiều hơn 1% và giá trị thấp hơn 3%.

Việc chế biến hải sản của Mỹ phụ thuộc đáng kể vào nguyên liệu thô từ Trung Quốc

Hôm 10/5, Viện nghiên cứu Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI), hiệp hội thương mại lớn nhất đại diện cho các nhà chế biến và nhập khẩu thủy sản Mỹ, đã bày tỏ sự thất vọng về những diễn biến mới nhất trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực nhằm giữ vững hiệu quả, niềm tin tốt đẹp, các cuộc đàm phán thương mại và nỗ lực ngăn chặn những hoạt động thương mại không công bằng. 

Tuy nhiên chúng tôi thật sự thất vọng bởi các báo cáo về động thái của Trung Quốc trong vòng đàm phán mới nhất. Hậu quả khôn lường của các mức thuế này đối với xuất khẩu thủy sản và việc làm Mỹ, phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu, là rất lớn", ông Gavin Gibbons phát biểu tại cuộc họp của NFI.

Nhu cầu đối với sản phẩm hải sản chất lượng cao từ Mỹ của Trung Quốc rất lớn. Điều này có nguy cơ đe dọa tới các nhà xuất khẩu Mỹ. Trong khi đó, nhiều công việc chế biến hải sản của Mỹ phụ thuộc vào nguyên liệu thô đến từ Trung Quốc, ông Gavin Gibbons nhận định.

Cá minh thái là một trong những mặt hàng được miễn trừ thuế quan?

Câu hỏi đặt ra là liệu việc Mỹ áp thuế lên tất cả hàng hóa còn lại của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các miễn trừ trước đây đối với cá hồi, cá tuyết và cá minh thái - những sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ mà Trung Quốc chế biến và xuất khẩu trở lại Mỹ - hay không.

Một số đại diện của ngành thủy sản và các chuyên gia thương mại cho rằng điều này là có thể. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà chế biến trên biển (APA) lại cho rằng việc miễn trừ cho cá minh thái là không thể, vì cá minh thái của Nga được xử lý ở Trung Quốc trước khi được nhập khẩu vào Mỹ.

"Nếu mức thuế 25% có hiệu lực, chúng tôi cho rằng xuất khẩu cá minh thái của Trung Quốc cũng phải chịu mức thuế này", ông Jim Gilmore, giám đốc về các vấn đề cộng đồng của APA nói với trang Undercurrent News hôm 10/5.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Ánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.