|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

PBoC đang muốn cải tổ chính sách lãi suất

14:33 | 25/03/2019
Chia sẻ
Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang nỗ lực cải tổ các công cụ lãi suất với mục tiêu là giảm số lượng công cụ mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang sử dụng để điều tiết lãi suất ngắn hạn, từ đó tăng hiệu quả của chúng.

Thống đốc PBoC Dị Cương đang hối thúc việc cải cách này  mà Sun Guofeng - Giám đốc bộ phận tiền tệ gọi nó là “khẩn cấp”; còn Sheng Songcheng - cố vấn của PBoC, nói rằng đó là chặng đường cuối cùng của công cuộc cải cách kéo dài hai thập kỷ.

PBoC đang muốn cải tổ chính sách lãi suất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hiện tại Trung Quốc đang có 2 cơ chế điều tiết lãi suất ngắn hạn, trong đó các khoản tín dụng ngân hàng dựa trên lãi suất cho vay chuẩn, trong khi lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu được gắn kết nhiều hơn với lãi suất repo ngược 7 ngày. Nếu hai cơ chế này hội tụ, nó có thể cho phép PBoC tác động đến toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính thông qua lãi suất ngắn hạn, tương tự như các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới.Áp lực cải cách gia tăng mạnh mẽ khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống hiện tại không truyền tải tốt các chính sách hỗ trợ dự kiến tới các khu vực cần nó khi nền kinh tế chậm lại. Đơn cử như mặc dù lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng đã giảm khá mạnh trong năm qua khi PBoC mạnh tay bơm thanh khoản vào hệ thống, thế nhưng lãi suất cho vay đối với DN nhỏ và khu vực tư nhân vẫn tăng. Bởi vậy, việc khắc phục tình trạng này đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các quan chức Trung Quốc hiện nay.

Sự hội tụ của hai cơ chế này có thể mang lại lợi ích lâu dài như hình thành các tín hiệu lãi suất thống nhất, loại bỏ sự phân mảnh của thị trường và để lãi suất đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ vốn, Wang Yifeng - nhà nghiên cứu tại China Minsheng Bank Corp ở Bắc Kinh cho biết. “Trong ngắn hạn, việc thống nhất lãi suất cho vay nói riêng có thể hạ thấp chi phí tài chính cho nền kinh tế thực”.

Tuy nhiên, đến nay các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa tiết lộ khuôn khổ mới sẽ như thế nào và điều đó đang khiến các nhà đầu tư có nhiều phỏng đoán.

Theo Sun Guofeng - một quan chức ngân hàng, thay vì sử dụng một lãi suất chính sách duy nhất, PBoC nhiều khả năng sẽ đưa ra “một hệ thống” lãi suất chính sách, có thể sử dụng một hành lang để hướng dẫn lãi suất ngắn hạn, cùng với các công cụ cho vay dài hạn như Cơ sở cho vay trung hạn (Medium-Term Lending Facility) hiện tại.

Theo vị này, tham chiếu “lãi suất tín dụng cơ bản (Loan Prime Rate - LPR)”, sau một số cải tiến, sẽ bắt đầu đóng vai trò là “kim chỉ nam” trong nền kinh tế. Bằng cách liên kết hệ thống lãi suất chính sách với công cụ LPR mới, PBoC có thể đưa ra một chỉ số tham chiếu tốt hơn. “Lãi suất cơ bản sẽ sát hơn với lãi suất thị trường dưới cái gọi là sự hội tụ, có nghĩa là PBoC không nhất thiết phải công bố lãi suất cơ bản trong tương lai”, Sun nói tại một sự kiện diễn ra hồi tháng 1.

Tuy nhiên, Ding Shuang - Giám đốc kinh tế Trung Quốc và Bắc Á của Standard Chartered Bank Ltd tại Hồng Kông nói rằng, có khả năng PBoC sẽ loại bỏ lãi suất cho vay và tiền gửi chuẩn một năm trong năm nay. “Việc lãi suất cho vay tách rời với lãi suất thị trường chủ yếu được cho là do các ngân hàng sử dụng lãi suất cho vay chuẩn để định giá cho vay”, Ding viết trong một lưu ý cho khách hàng vào tháng trước. “Một khi hệ thống lãi suất mới được thiết lập, PBoC có thể hướng dẫn chi phí tài trợ hiệu quả hơn cho nền kinh tế thực”.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ảnh hưởng đến nhiều nước châu ÁKinh tế Trung Quốc giảm tốc ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á Là siêu cường kinh tế, tại sao Trung Quốc vẫn vay cả núi tiền từ Ngân hàng Thế giới?Là siêu cường kinh tế, tại sao Trung Quốc vẫn vay cả núi tiền từ Ngân hàng Thế giới? Thế khó của Trung Quốc khi diệt hoạt động tài chính ngầm để cứu nền kinh tếThế khó của Trung Quốc khi diệt hoạt động tài chính ngầm để cứu nền kinh tế

Hoàng Nguyên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.