Theo báo cáo hàng tháng của OPEC vừa công bố ngày 18/1, tổng sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 12/2016 giảm 221.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, xuống 33,1 triệu thùng/ngày.
Chốt phiên 18/1, giá dầu xuống thấp nhất 1 tuần do USD tăng trở lại và dự báo cho rằng, các công ty Mỹ sẽ tăng sản lượng trong năm nay bất chấp Hiệp hội các nước sản xuất Dầu mỏ (OPEC) đang nỗ lực cắt giảm.
Sản lượng dầu mỏ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang giảm với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử. Công ty Wood Mackenzie cho biết Trung Quốc đóng góp khoảng 50% vào sự sụt giảm này.
Sáng 16/1, giá dầu thô tại châu Á tăng nhẹ với khối lượng giao dịch khá thấp vì thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ và giới đầu tư giao dịch thận trọng trước khi Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố báo cáo sản lượng hàng tháng.
Giá dầu đang hạ nhiệt sau pha nước rút ngoạn mục cuối năm 2016. Một nhà phân tích dầu mỏ cho rằng vấn đề dư cung sẽ lại là trở ngại của mặt hàng chiến lược này trong những tháng đầu năm. - Năng lượng.
Sau khi lao dốc 4%, giá dầu chốt phiên 10/1 tiếp tục giảm sâu xuống thấp nhất gần 1 tháng do USD tăng giá và thị trường gia tăng lo ngại về thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Đầu phiên 9/1 tại thị trường châu Á, giá dầu bất ngờ giảm nhẹ, dứt chuỗi tăng 3 phiên của tuần trước khi Iran tăng xuất khẩu dầu thô và các công ty năng lượng Mỹ liên tiếp mở giàn khoan.
Trong phiên 5/1, giá dầu liên tục tăng giảm thất thường, nhưng vẫn chốt phiên tăng gần 1% sau thông tin Saudi Arabia và Iraq đã cắt giảm sản lượng dầu đúng như cam kết; trong khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất dầu mỏ tăng mạnh trong tuần trước.
Chốt phiên đầu tiên của năm 2017 tại thị trường phương Tây, giá dầu bất ngờ giảm với WTI xuống thấp nhất 2 tuần, do USD lại chạm đỉnh 14 năm và giới đầu tư chốt lời với dầu.
Trong những giờ giao dịch đầu tiên của năm 2017, giá dầu thô tăng nhẹ 0,5 – 0,6% tại thị trường châu Á, ngày càng nhiều nhà đầu tư trở lại sàn giao dịch với kỳ vọng lớn vào hai thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Hai thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của Hiệp hội Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước nằm ngoài tổ chức đã giúp thị trường dầu mỏ tạm thời thoát khỏi thời kỳ lao dốc không phanh kể từ giữa năm 2014. Mặc dù giá dầu thô đã duy trì trên ngưỡng 50 USD/thùng kể từ giữa tháng 12/2016 đến nay nhưng liệu thị trường dầu mỏ có thể nhanh chóng lấy lại cân bằng trong năm 2017 như kỳ vọng của OPEC hay không?
Mặc dù giảm nhẹ trong phiên 30/12 với khối lượng giao dịch trất thấp, nhưng giá dầu thô vẫn chốt năm 2016 tăng mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 chủ yếu nhờ hai thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Data Talk số tháng 1/2025 với sự tham gia của các diễn giả đến từ những quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam hiện nay, mục tiêu giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin tham khảo để tối ưu hóa tài sản trong năm mới. Đón xem vào lúc 14h30, Thứ Năm, ngày 9/1/2025.