OPEC: Báo cáo thị trường dầu thế giới tháng 11/2019
Tổng quan
Báo cáo tháng 11 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, biến động giá dầu thô tham chiếu OPEC (ORB) giảm 2,45 USD (tương đương 3,9%) vào tháng 10 và đạt 59,91 USD/thùng.
Vào tháng 10, giá dầu thô Brent trên Sàn giao dịch tương lai châu Âu (ICE) giảm 2,65 USD (4,3%) còn 59,63 USD/thùng, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 2,96 USD/thùng (5,2%) xuống mức trung bình 54,01 USD/thùng. Các quỹ phòng hộ và nhiều quỹ khác cũng quan tâm nhiều hơn đến triển vọng dầu thô trong tháng 10 hơn so với tháng trước.
Giá dầu thô rơi vào xu hướng giảm khi thị trường không chắc chắn về nền kinh tế thế giới và giá cước tăng vọt trong tháng 10. Ngày 25/9, Bộ Thương mại Mỹ công bố trừng phạt hai công ty con của Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc (COSCO) gồm Cosco Shipping Tanker và Cosco Shipping Tanker Seaman and Ship Management, nhưng không nhắm vào công ty mẹ. Lý do Mỹ đưa ra là các công ty này giúp Iran xuất khẩu dầu lửa, vi phạm lệnh cấm của Washington nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo. Nguồn: OPEC
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn ở mức 3% cho cả năm 2019 và 2020. Trong năm 2020, khu vực đồng euro (Eurozone) được điều chỉnh giảm nhẹ, trong khi Brazil tăng lên.
Tăng trưởng khu vực đồng euro vẫn ở mức 1,2% cho năm 2019 nhưng chỉ còn 1% cho năm 2020. Trong khi đó, Brazil không thay đổi ở mức 0,8% cho năm 2019, và tăng lên 1,6% vào năm 2020.
Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản không thay đổi ở mức 0,9% cho năm 2019 và 0,3% cho năm 2020. Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt ở mức 6,2% và 6,1% cho năm 2019, tương ứng 5,9% và 6,7% cho năm 2020.
Dự báo Nga vẫn ở mức 1% cho năm 2019 và 1,2% cho năm 2020. Rủi ro đặc biệt với các vấn đề liên quan đến thương mại và những bất ổn liên quan.
Khối lượng giao dịch (hợp đồng tương lai) dầu WTI và Brent qua các tháng. Đơn vị: 1.000 hợp đồng/Nguồn: OPEC
Nguồn cung dầu từ Mexico, Indonesia, Anh… giảm mạnh trong năm 2020
Năm 2019, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu không thay đổi, mặc dù có sự tăng lên đối với Trung Đông trong quí III/2019 và bù đắp những tháng cuối năm bằng điều chỉnh giảm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phản ánh nhu cầu khá yếu của châu Mỹ vào quí II và III/2019.
Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu ước tính 0,98 triệu thùng/ngày. Năm 2020, dự báo ở mức 1,08 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với báo cáo tháng trước.
Châu Á và Trung Quốc được coi là những nước đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng khi bổ sung khoảng 0,68 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, dự báo nguồn cung từ các quốc gia ngoài khối OPEC khoảng 1,82 triệu thùng/ngày trong năm 2019, do sản lượng dầu của Canada, Anh và Kazakhstan tăng hơn dự kiến, trong khi Mỹ và Indonesia sụt giảm.
Các quốc gia gồm Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Anh, Australia và Canada trở thành động lực tăng trưởng chính trong năm 2019. Ngược lại, Mexico và Na Uy được cho là sụt giảm lớn nhất.
Năm 2020, tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC được điều chỉnh giảm 36.000 thùng /ngày so với dự báo tháng trước, tương ứng mức tăng 2,17 triệu thùng/ngày, chủ yếu do Mỹ giảm 33.000 thùng /ngày.
Mỹ, Brazil, Na Uy, Nga, Canada, Kazakhstan và Australia được cho là động lực tăng trưởng chính cho năm 2020, trong khi Mexico, Indonesia, Anh, Colombia và Ai Cập giảm mạnh.
Bên cạnh đó, sản lượng khí tự nhiên dạng lỏng của OPEC (NGL) năm 2019 tăng 400.000 thùng/ngày, giảm 11.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Năm 2020, mức tăng trưởng dự báo là 300.000 thùng/ngày.
Tháng 10, sản lượng dầu thô của OPEC tăng 943.000 thùng/ngày lên trung bình 29,65 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu về dầu thô của OPEC năm 2019 không thay đổi so với báo cáo trước đó, khoảng 30,7 triệu thùng/ngày và năm 2020 gần 29,6 triệu thùng/ngày.
Chi tiết báo cáo thị trường dầu thế giới tháng 11/2019 (bản gốc bằng tiếng Anh) của OPEC tại đây: