|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Trương Gia Bình nói về 'những việc cần làm ngay' của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

14:56 | 30/10/2017
Chia sẻ
Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết Ban Nghiên cứu sẽ là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, là cầu nối, chia sẻ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại, nhằm tìm ra công thức chung để tạo ra một môi trường thuận lợi hàng đầu châu Á cho kinh tế tư nhân.
ong truong gia binh noi ve nhung viec can lam ngay cua ban nghien cuu phat trien kinh te tu nhan
Ông Trương Gia Bình. Ảnh: VietnamNet.

Tối 30/10 sẽ diễn ra lễ ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Mai Tiến Dũng.

Trước đó, ngày 3/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Quyết định số 842 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban nghiên cứu) của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Sáu thành viên của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân là các doanh nhân hàng đầu Việt Nam, đại diện cho các cơ quan, tổ chức như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính làm Trưởng ban; Ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Phó chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN (Diễn đàn Kinh tế thế giới) làm Phó ban.

Các thành viên khác gồm: ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, ông Trần Trọng Kiên - thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch, ông Vũ Văn Tiền - thành viên Ban cố vấn VPSF.

Nhadautu.vn đã có cuộc trò chuyện với ông Trương Gia Bình xoay quanh sứ mệnh của Ban Nghiên cứu.

Theo ông Trương Gia Bình, Ban Nghiên cứu Kinh tế tư nhân được lập ra với ba nhiệm vụ quan trọng: Thứ nhất là nghiên cứu và tạo ra một môi trường tốt hơn cho khối kinh tế tư nhân, hướng tới hàng đầu Đông Nam Á và rồi là châu Á. Làm thế nào để xây dựng một môi trường giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi nhất.

Thứ hai là có những đề xuất để kinh tế Việt Nam có vị thế nhất định trên thế giới, ví dụ thúc đẩy công nghệ thông tin sớm đi vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thứ ba là để kết nối các doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm cả khi thành công lẫn thất bại của họ, cũng là để truyền cảm hứng cho các thế hệ đi sau.

"Trước mắt, Ban sẽ là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân làm việc với các hiệp hội để tạo ra một trí tuệ tập thể, nhằm rà soát lại những việc cần làm nhất lúc này. Chứ nếu đặt vấn đề rộng quá thì chúng ta không làm nổi".

Ông Trương Gia Bình chia sẻ bên cạnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban Nghiên cứu sẽ xem xét thúc đẩy phát triển các tập đoàn Việt có thể vươn ra tầm thế giới.

"Vấn đề này sẽ được Ban xem xét, tuy nhiên tôi nhấn mạnh rằng tập đoàn muốn được Nhà nước hỗ trợ thì nó phải có ý nghĩa, không chỉ với bản thân nó mà còn với cộng đồng. Ví dụ, Toyota là tập đoàn Nhật Bản nhưng đã tạo ra muôn vàn công ăn việc làm cho muôn vàn công ty khác trên thế giới", Chủ tịch Tập đoàn FPT nói.

"Chúng ta phải xây dựng được những doanh nghiệp có sức lan toả tích cực như thế. Chứ tập đoàn lớn mà mà không tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp khác nói riêng và xã hội nói chung thì chắc là Ban sẽ không đề xuất, cổ vũ", ông Trương Gia Bình trăn trở.

ong truong gia binh noi ve nhung viec can lam ngay cua ban nghien cuu phat trien kinh te tu nhan [Infographic] Chân dung 6 thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ

Những mô hình kiểu như Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng hay Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính ...

Nghi Điền - Hồ Mai