|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Nguyễn Văn Trăm thôi làm chủ tịch Bình Phước

20:51 | 29/11/2019
Chia sẻ
Tỉnh ủy Bình Phước trao quyết định của Ban Bí thư cho ông Nguyễn Văn Trăm thôi nhiệm vụ chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 1-12-2019, một phó chủ tịch sẽ phụ trách UBND tỉnh cho tới khi bầu được chủ tịch mới.
 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Trăm (bên phải) trong một buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ - Ảnh: T.T.

Ngày 29-11, Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức lễ công bố, trao các quyết định của Ban Bí thư đối với ông Nguyễn Văn Trăm, phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

Theo quyết định của Ban Bí thư, kể từ ngày 1-12-2019, ông Trăm sẽ thôi các nhiệm vụ đang nắm giữ để nghỉ hưu theo chế độ.

Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc điều hành UBND tỉnh Bình Phước trong thời gian ông Trăm đã nghỉ hưu nhưng chưa có chủ tịch UBND tỉnh mới, ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước - cho biết trước mắt bà Huỳnh Thị Hằng - phó chủ tịch UBND tỉnh - sẽ tạm thời điều hành UBND tỉnh. Tuy nhiên, các công việc lớn của UBND tỉnh trong thời gian này sẽ cần phải thông qua ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.

Dự kiến vào ngày 9-12, HĐND tỉnh Bình Phước sẽ họp để bầu chủ tịch UBND tỉnh mới.

Ông Nguyễn Văn Trăm sinh năm 1959, giữ chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước từ năm 2013 đến nay. Trước đó, ông Trăm từng trải qua các chức vụ: chủ nhiệm chính trị Quân khu 7, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước.

Trong thời gian ông Trăm giữ chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, địa bàn này có một số vụ việc thu hút sự chú ý của dư luận, điển hình như vụ chuyển đổi đất rừng tại Bù Đốp năm 2016 không đúng quy định nên ông Trăm đã phải lên tiếng nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ. 

Với tư cách là chủ tịch UBND tỉnh, ông Trăm cũng đã ký các văn bản để hợp thức hóa các quyết định "ban phát đất rừng" cho hàng loạt người thân của một số lãnh đạo sở, ngành tỉnh Bình Phước (Tuổi Trẻ đã có loạt bài điều tra năm 2014).

Bá Sơn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.