Ông Nguyễn Thành Nam nói về lợi ích của 'hỏi ngu' và 'bị chửi sớm'
Ông Nguyễn Thành Nam: Tôi tự hào vì từng đi lạc lối |
Vào khoảng năm 2002, ông Nguyễn Thành Nam giữ cương vị giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm FPT (FPT Software). Một câu chuyện đáng nhớ đã xảy ra với ông khi làm việc với một đối tác Nhật Bản.
“Tôi 41 tuổi đầu còn bị một công ty Nhật tép riu chửi là 'ngu'. Các bạn trẻ phải bị chửi rất sớm mới thành công được. Chúng ta vấp ngã ở tuổi trẻ có thể làm lại, chứ vấp ngã ở tuổi già thì khó đứng dậy. Và khi thất bại, chúng ta hãy biết đứng lên. Lúc nào mệt quá, bạn có thể ngồi xuống”, ông nhắn nhủ.
Ông Nguyễn Thành Nam, người sáng lập Đại học Funix thuộc t |
Trong một bài viết trên báo Vnexpress, ông Nam kể rằng hồi mới triển khai Fsoft, một lần khách hàng từ Nhật Bản sang Việt Nam để dạy cho nhân viên Fsoft một công nghệ mới suốt một buổi chiều. Nhưng đến tối, vị khách nói với ông rằng họ không thể ký hợp đồng với công ty vì nhân viên của Fsoft dốt quá.
Sửng sốt, ông Nam hỏi: "Ông mới dạy một buổi, nhân viên của chúng tôi còn chưa thi, sao ông biết họ dốt?". Vị khách đáp: "Khi dạy xong, tôi yêu cầu nhân viên của anh đặt câu hỏi, nhưng không ai giơ tay. Việc đó chứng tỏ họ chẳng hiểu gì".
Fsoft mất hợp đồng ấy vì không thành viên nào trong công ty dám giơ tay để hỏi. Ngẫm lại, ông Nam thấy khách hàng có lý. "Tưởng sau nhiều năm, giới trẻ sẽ tiến bộ hơn, ai ngờ ngày càng tệ", ông bình luận.
Đi dạy, mỗi khi hỏi: "Ai muốn hỏi hoặc có ý kiến gì không", Chủ tịch Đại học trực tuyến Funix thấy phần lớn học viên cúi đầu, bao gồm cả những học viên đã đi làm và học các loại MBA hay khóa lãnh đạo cao cấp.
Tiếc thời gian và tiền mà học viên dành cho khóa học, ông thường yêu cầu học viên đăng ký trước những vấn đề mà họ quan tâm để ông có thể điều chỉnh bài giảng. Vậy mà nhiều lần ông nổi cáu đến mức phải nói: "Đến đây chẳng hát thì hò, chẳng phải con cò ngóng cổ lên nghe. Các anh chị không có câu hỏi gì, thì tốt nhất giải tán lớp, tôi cũng đỡ phải dạy, còn các anh chị có thể đi chơi giao lưu".
Ông Nam nhắc lại chuyện nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison hỏi thầy giáo ở trường rằng liệu có thể cho âm thanh vào một cái hộp không.
"Đương nhiên câu hỏi đó là một câu 'hỏi ngu' tuyệt đối theo nhận định của xã hội lúc bấy giờ. Những câu hỏi 'ngu' đến mức người ta đã đuổi học Edison kèm lời nhắn cho mẹ cậu bé rằng tốt nhất nên để trò Thomas đi chăn lợn. Nhưng cuối cùng, những câu hỏi ngu của cậu bé ấy lại trở thành tiền đề thay đổi lịch sử công nghệ", ông nói.
Ví dụ tiếp theo mà ông Nam đưa ra là cuộc gặp đầu tiên giữa Warren Buffett và Bill Gates gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 5/7/1991. Lúc đầu, cả hai người rất bối rối, chẳng biết phải nói chuyện gì. Với Buffett thì máy tính và rau bắp cải giống nhau (đến giờ ông vẫn chưa có e-mail), còn Bill Gates không biết nói chuyện gì với một người suốt ngày chơi cổ phiếu.
Cuối cùng, họ đặt các câu hỏi cho nhau. Buffett liên tục hỏi Gates về các cổ phiếu công nghệ, vì ông thấy các công ty công nghệ cứ ra đời rồi lại biến mất. Gates hỏi Buffett về việc đầu tư vào truyền thông. Họ ngồi tâm sự 3 giờ đồng hồ, rồi trở thành bạn bè thân thiết trong suốt 25 năm sau đó, cùng xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất thế giới. Sau này Bill Gates mô tả Buffett: “Ông già đó đặt các câu hỏi rất hay”.
"Vấn đề là câu hỏi. Các tỷ phú cũng không giấu diếm rằng họ có cái cần phải học, phải hỏi ngu", ông Nam nhận định.
Hỏi ngu, theo ông Nam, cũng là cách để trưởng thành. Nhưng ông cũng đặt ra câu hỏi: Có phải phương pháp giáo dục của chúng ta, từ nhà trường đến gia đình, đã triệt tiêu đi khả năng đặt câu hỏi của những đứa trẻ?
"Ở nhà trường, trẻ chỉ đọc và chép. Gia đình mặc định việc truyền đạt kiến thức là nhiệm vụ của trường lớp (và các bậc phụ huynh thì cũng trưởng thành dưới mái trường đọc - chép). Văn hoá hỏi lại những điều thắc mắc không được khuyến khích", ông lập luận.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/