|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn lại xin đầu tư Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

21:41 | 23/12/2018
Chia sẻ
Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – IPP vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị được cùng với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đầu tư Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
ong johnathan hanh nguyen lai xin dau tu nha ga t3 cang hang khong quoc te tan son nhat Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cùng 3 nhà đầu tư Mỹ từng ấp ủ kế hoạch xây nhà hát opera tại Thủ Thiêm
ong johnathan hanh nguyen lai xin dau tu nha ga t3 cang hang khong quoc te tan son nhat Tân Sơn Nhất nâng lên 50 triệu khách/năm: Vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
ong johnathan hanh nguyen lai xin dau tu nha ga t3 cang hang khong quoc te tan son nhat

Sức ép phải sớm triển khai nhà ga T3 là rất lớn bởi đến cuối năm 2017, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã vượt con số 36 triệu khách, trong đó Nhà ga quốc nội T1 đã khai thác 22,37 triệu lượt (vượt 1,5 lần công suất thiết kế).

Đây là lần thứ 2 trong khoảng 1 năm trở lại đây, IPP do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐTV xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3.

IPP hiện là cổ đông lớn nhất tại Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh – nhà đầu tư Dự án nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh có tổng mức đầu tư 3.735 tỷ đồng, được đưa vào khai thác hồi tháng 6/2018.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, IPP cũng là cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) và là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho 96 thương hiệu đẳng cấp thế giới về thời trang, rượu và thức ăn nhanh.

Theo thông tin của Baodautu.vn, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không này.

Trước đó, hồi tháng 3/2017, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP); Liên danh Công ty cổ phần Kết cấu thép Atad - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Nam Việt Á đã gửi đề xuất tới Bộ GTVT muốn được cùng ACV đầu tư vào việc xây dựng Nhà ga T3, T4 theo quy hoạch và chủ trương được phê duyệt.

Tuy nhiên, Vietjet mới là nhà đầu tư dạm hỏi sớm nhất khi ngay từ tháng 1/2017, hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam đã đề nghị Bộ GTVT cho phép đầu tư nhà ga T4 có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm tại lô đất tiếp giáp khu vực sân đỗ 21 ha. Ngoài nhà ga T4, Vietjet cũng xin đầu tư Dự án Tổ hợp kỹ thuật và dịch vụ hàng không Vietjet tại khu đất 30 ha – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, với tổng mức đầu tư lên tới 3.048 tỷ đồng để xây dựng 1 nhà ga hàng hóa công suất 300.000 ha/năm; khu sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay và chế biến suất ăn.

Vào tháng 12/2018, ACV đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, ACV sẽ xây dựng Nhà ga hành khách nội địa T3, 2 cao trình, công suất 20 triệu hành khách/năm, với tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 100.000 m2 tại trước sân đỗ máy bay khu vực 19.79 ha vừa được Bộ Quốc phòng bàn giao. Dự án có khái toán tổng mức đầu tư là 11.659 tỷ đồng sẽ do ACV đầu tư 100% bằng nguồn vốn doanh nghiệp với thời gian hoàn vốn khoảng 23 năm.

Xem thêm

Anh Minh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.