Ông Andy Hồ: Thị trường giảm, cơ hội mua vào cổ phiếu có P/E dưới 18 lần
Kết nối chuyên gia thị trường chứng khoán: Bình tĩnh và tránh bán tháo trong cơn hoảng loạn |
Theo ông Andy Hồ, diễn biến thị trường chứng khoán phiên 11/10 chủ yếu do ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Mỹ, còn yếu tố nội tại không đáng ngại, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn tốt, nền kinh tế ổn định, GDP tăng trưởng từ 6,5-7%/năm, năm nay sẽ tăng trưởng gần 7%.
Mới đây FTSE đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi, và hy vọng sắp tới Việt Nam cũng sẽ được đưa vào danh sách của MSCI.
Ông Andy Hồ cho rằng, Index của MSCI được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn, khi Việt Nam vào được danh sách này thì ước tính khối ngoại sẽ phải đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào Việt Nam.
Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ông ông Andy Ho cho rằng không liên quan nhiều đến vấn đề xuất nhập khẩu mà liên quan nhiều hơn đến trí tuệ và theo đó khả năng áp thuế vào sản phẩm của Việt Nam xuất vào Mỹ là không xảy ra. Ngược lại, đây là cơ hội cho Việt Nam khi một số doanh nghiệp nước ngoài cân nhắc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tăng đầu tư tại đây.
Vè dài hạn, lượng người nhập cư từ tỉnh chuyển vào thành phố cũng tăng 2-3%/năm, đẩy nhu cầu về dịch vụ và sản phẩm như y tế, giáo dục, ngân hàng… tăng theo. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để đầu tư.
Thống kê hoảng 10 năm qua, vốn FDI giải ngân khoảng 12-14 tỷ USD/năm, đây là nguồn vốn dài hạn tạo cơ hội để kinh tế Việt Nam tăng trưởng.
Đối với tài khoản vãng lai, dòng ngoại tệ đi vào Việt Nam khoảng 10-12 tỷ USD/năm so với dòng ngoại tệ đi ra, chủ yếu do Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu; lượng kiều hối chuyển về nhiều được tích lũy vào quỹ dự trữ vào quỹ ngoại hối của Việt Nam.
Số dự trữ càng cao sẽ giúp tiền đồng càng ổn định. Đó là lý do mà theo ông Andy Hồ giúp đồng VND mất giá nhiều nhất chỉ 2-3% tỏng khi các đồng tiền của Indonesia mất 10%, Ân Độ 16% so với đồng USD. Còn CNY (nhân dân tệ) mất khoảng 8% và khả năng trong 6 tháng tới sẽ phá giá tiếp từ 3-5% vì vừa qua ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm tỷ lệ dự phòng, tạo cơ hội cho ngân hàng đầu tư thêm 170 tỷ USD vào thị trường.
Điều này sẽ tạo áp lực cho Việt Nam về mặt cạnh tranh xuất khẩu so với các thị trường khác như Indonesia, Malaysia, do đồng tiền các nước này đã mất giá khá nhiều.
Theo ông Andy Hồ, ở Đông Nam Á, chỉ có 2 thị trường là Thái Lan và Việt Nam không xuống mạnh do dự trữ của Việt Nam cao cũng như nợ vay thương mại bằng USD thấp. Vì vậy, có thể nói, VND mất giá không phải do kinh tế mà do Chính phủ muốn hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn về xuất khẩu so với các nền kinh tế khác.