|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

OceanBank rao bán tài sản nợ xấu nghìn tỉ thời Hà Văn Thắm để lại

02:00 | 25/06/2020
Chia sẻ
Trong nỗ lực tái cấu trúc, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tiếp tục rao bán một loạt khoản nợ xấu từ các hợp đồng tín dụng kí kết từ thời cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm.

Trong nỗ lực tái cấu trúc, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tiếp tục rao bán một loạt khoản nợ xấu từ các hợp đồng tín dụng kết từ thời cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm.

Cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị bắt ngày 24/10/2014, trước đó một loạt các khoản vay được OceanBank giải ngân và cho đến nay không còn khả năng thu hồi nợ.

Mới đây, nhà băng này đã đăng tải thông tin trên website về việc bán đấu giá các khoản nợ xấu để thu hồi nợ từ các hợp đồng tín dụng được kết trước thời điểm xảy ra biến cố liên quan đến ông Hà Văn Thắm.

Trong đó, đáng chú ý là khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm của CTCP Dệt may Đông Á (DAGATEX) với mức giá khởi điểm là 998,851 tỉ đồng.

Đây là tài sản đảm bảo cho ba hợp đồng tín dụng được giải ngân năm 2012, các tài sản đảm bảo gồm: 3,6 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Phúc Thịnh do DAGATEX nắm giữ; Quyền đầu tư toàn bộ dự án 185 -189 Âu Cơ, phường 14, quận 11 (TP HCM); Quyền sử dụng đất thuê 50.000m2 và tài sản gắn liền trên đất tại KCN Dệt may Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Quyền sử dụng 78.430m2 đất nông nghiệp tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (TP HCM).

Liên quan đến DAGATEX, OceanBank cũng vừa rao bán khoản nợ xấu của Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền theo hợp đồng tín dụng được tháng 6/2012 có tàn sản đảm bảo gồm: 4.521.175 cổ phần của DAGATEX thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền; 415.000 cổ phần của DAGATEX thuộc sở hữu của ông Cao Minh Sơn; và 217.700 cổ phần của DAGATEX thuộc sở hữu của ông Trần Văn Vinh.

OceanBank rao bán tài sản nợ xấu nghìn tỉ thời Hà Văn Thắm để lại - Ảnh 1.

OceanBank rao bán đống nợ xấu do cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm để lại.

Việc bán đấu giá nợ xấu chưa bao giờ là dễ dàng đối với các ngân hàng, OceanBank cũng không nằm ngoại lệ khi có những khoản nợ được rao bán năm lần bảy lượt. Điển hình như khoản nợ xấu của Công ty TNHH phát triển Việt Hiền nói trên đã được OceanBank thông báo bán đấu giá tới lần thứ năm.

Thậm chí, các khoản nợ xấu của Công ty cổ phần BSC Việt Nam (một công ty liên quan đến ông Hà Văn Thắm) và Công ty cổ phần Đầu tư tư vấn Liên Việt đã được OceanBank rao bán tới 7 lần.

Vào ngày 4/6/2020, OceanBank đã thu hồi số tiền 6,50 tỉ đồng vào nghĩa vụ nợ gốc của BSC. Theo đó, tổng nghĩa vụ nợ của 6 khoản nợ đối với BSC và Liên Việt tại OceanBank tạm tính đến 5/6 là 1.105 tỉ đồng (trong đó dư nợ gốc là hơn 417 tỉ đồng, tổng nợ lãi, phạt là 688 tỉ đồng). Tuy nhiên, mức giá khởi điểm để đấu giá các khoản nợ xấu nói trên chỉ là 417 tỉ đồng.

Có ba tài sản đảm bảo cho các khoản nợ của BSC và Liên Việt gồm: quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với 38 thửa đất tại KĐT Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang thuộc sở hữu của Công ty Liên Việt; Tất cả các quyền hiện tại, quyền tài sản hình thành trong tương lai, các lợi ích của Công ty Liên Việt liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Liên Việt và CTCP Phát triển Gia Định, và các phụ lục hợp đồng giữa Liên Việt với các đối tác để phát triển dự án Gia Định Plaza (quận 12 TP HCM).

Một khoản nợ xấu khác phát sinh từ hợp đồng tín dụng được tháng 6/2014 giữa OceanBank và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại XNK Tùng Lâm (Công ty Tùng Lâm) được đưa ra bán đấu giá với giá khởi điểm là 352,937 tỉ đồng.

Các tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty Tùng Lâm gồm: Quyền phát triển, khai thác dự án và tài sản hình thành trong tương lai tại dự án 160 Tôn Đức Thắng, Hà Nội; 48.000 cổ phần của CTCP Đầu tư xây dựng và du lịch Lạc Hồng (chiếm 80% cổ phần của công ty) thuộc sở hữu của CTCP Sản xuất Nhật Minh và ông Cao Minh Sơn; Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 552, tờ bản đồ số 5, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và quyền tài sản phát sinh từ việc góp vốn đầu tư dự án KĐT Sông Châu tại thị trấn Vĩnh Trụ được cấp cho CTCP Sông Châu, và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH phát triển Việt Hiền và CTCP Sông Châu trong việc thực hiện dự án KĐT Sông Châu.

Trong số các khoản nợ xấu có giá trị lớn tại OceanBank còn có khoản nợ xấu của CTCP Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội (Hanoi Agri) được bán với giá khởi điểm 511,875 tỉ đồng. OceanBank cho hay Hanoi Agri đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, toàn bộ khoản vay đã được chuyển sang nợ quá hạn từ 15/2/2015.

Phía OceanBank đã nhiều lần gửi thông báo nợ, đôn đốc trả nợ, làm việc và tạo điều kiện cho khách hàng thu xếp nguồn để trả nợ, tuy nhiên Hanoi Agri vẫn không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ trả nợ.

Được biết, tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu của Hanoi Agri gồm tất cả các quyền tài sản hiện tại và quyền tài sản hình thành trong tương lai liên quan đến một hợp đồng kinh tế được giữa Hanoi Agri và CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC).

Ngoài các khoản nợ xấu nói trên, OceanBank cũng đang nỗ lực bán các khoản nợ xấu khác của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Việc xử lý nợ xấu vẫn được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà băng này sau khi được chuyển đổi từ mô hình ngân hàng thương mại cổ phần sang ngân hàng TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngân Giang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.