|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

OCBC tiến hành mua lại các công ty quản lý tài sản của ngân hàng Australia

17:51 | 11/05/2017
Chia sẻ
Ngân hàng Oversea – Chinese Banking Corporation (OCBC) thông qua thương vụ mua lại các công ty quản lý tài sản ở Singapore và Hồng Kông của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB).
ocbc tien hanh mua lai cac cong ty quan ly tai san cua ngan hang australia
OCBC mua lại công ty quản lý tài sản tại Singapore và Hồng Kông của NAB.

Ngân hàng NAB đặt trụ sở tại Melbourne (Australia) cho biết việc bán các công ty phục vụ khách hàng giàu có ở Singapore và Hồng Kông sẽ cho phép họ tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức ở Châu Á.

Theo hồ sơ nộp lên sàn chứng khoán hôm thứ Năm (11/5), OCBC cho biết các công ty quản lý tài sản được mua lại có giá trị danh mục thế chấp là 1,7 tỷ USD và tiền gửi khoảng 3,05 tỷ USD.

Việc bổ sung thêm các khoản cho vay của NAB sẽ làm tăng khoảng 4% danh mục thế chấp của OCBC và giúp ngân hàng tiếp cận thêm khoảng 11.000 khách hàng mới, thông báo của ngân hàng Singapore cho biết

Bên cạnh đó, giá mua lại sẽ được xác định dựa trên giá trị sổ sách hoạt động kinh doanh của ngân hàng NAB tại thời điểm giao dịch được hoàn thành.

OCBC cho biết thêm, thương vụ được dự báo sẽ hoàn thành trước khi kết thúc năm, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ đạt được kết quả tích cực trong năm nay.

Theo bảng xếp hạng của tạp chí Asian Private Banker năm 2016, OCBC đã trở thành một trong 10 ngân hàng tư nhân lớn nhất châu Á nhờ xây dựng hoạt động kinh doanh tài sản.

Doanh thu cao hơn từ việc cung cấp dịch vụ cho các cá nhân giàu có giúp OCBC cân bằng các khoản dự phòng nợ xấu và doanh thu thấp từ cho vay để đạt được kết quả kinh doanh quý I tốt hơn kỳ vọng.

Năm ngoái, OCBC mua lại các công ty quản lý tài sản của Barclays Plc ở Hồng Kông và Singapore.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.