|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

OCB mua lại 4.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong tháng 8

06:55 | 10/09/2024
Chia sẻ
Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, OCB đã tiến hành mua lại trước hạn 14 lô trái phiếu với tổng giá trị 12.400 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - Mã: OCB) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại 2 lô trái phiếu trước hạn mã OCBL2225013 và OCBL2225014.

Chi tiết, lô trái phiếu OCBL2225013 có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn ngày 30/8/2025 với lãi suất phát hành 5,4%/năm.

Lô trái phiếu còn lại là OCBL2225014 được phát hành ngày 31/8/2022 với mệnh giá 1 tỷ đồng, tương tự mã trên, kỳ hạn lô cổ phiếu này là 3 năm với lãi suất phát hành 5,4%/năm, dự kiến đáo hạn ngày 31/8/2025.

Trước đó, ngày 19/8, ngân hàng đã mua lại mã trái phiếu OCBL2326006 có giá trị 2.000 tỷ đồng, lãi suất phát hành 6,5%/năm, dự kiến năm 2025 mới đáo hạn. 

Như vậy, trong tháng 8, tổng giá trị OCB mua lại 3 mã trái phiếu trước hạn trên là 4.000 tỷ đồng. 

Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, OCB đã tiến hành mua lại trước hạn 14 lô trái phiếu với tổng giá trị 12.400 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, ngày 28/8 vừa qua, OCB đã phát hành 600 tỷ đồng mã trái phiếu OCBL2427012, kỳ hạn 3 năm, dự kiến đáo hạn năm 2027 với lãi suất phát hành 5,5%/năm.

Trong vòng từ tháng 6 đến tháng 8/2024, ngân hàng này đã phát hành ra thị trường tổng cộng 13 lô trái phiếu với tổng giá trị 13.400 tỷ đồng.

 Nguồn: Minh Nguyệt tổng hợp từ OCB

Tính riêng trong tháng 8, OCB đã huy động thành công 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.600 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu ghi nhận có giá trị lớn nhất là OCBL2426010 với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng, được phát hành ngày 13/8 với kỳ hạn 2 năm. 

Ở một diễn biến khác, OCB dự kiến sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 20%. Nguồn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB dự kiến sẽ lên gần 24.658 tỷ đồng.

Minh Nguyệt

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.