Nước nào tiêu tiền giỏi nhất thế giới?
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới công bố ngày 12/10, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết Pháp mới là người đứng đầu thế giới về kĩ năng chung khi sử dụng đồng tiền.
OECD thực hiện kiểm tra kiến thức tài chính với 52.000 người trưởng thành tại 30 quốc gia tham gia khảo. Những người tham gia sẽ được đánh giá dựa trên hành vi và cảm xúc của họ với tiền bạc. Pháp đứng đầu với điểm số 14.9/21. Theo sát sau đó là Phần Lan. Đa phần các quốc gia giàu có hơn sẽ đứng trên trong bảng xếp hạng này, điển hình như Na Uy, Canada, Hồng Kông đều góp mặt trong Top 5.
Vẫn còn đó những ngoại lệ như Vương quốc Anh (UK) chỉ đạt 13,1 điểm – thấp hơn mức trung bình của bảng xếp hạng lần này – mặc dù GDP đầu người/năm của họ đạt 44.000 USD. Đứng cuối bảng xếp hạng là Belarus với 11,7 điểm và Ba Lan với 0,1 điểm ít hơn.
OECD hiện vẫn chưa đưa ra lời giải thích khi không tiến hành khảo sát tại Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới. Nhưng cũng không thiếu những cuộc khảo sát về khả năng sử dụng đồng tiền của người dân nước này. Hồi tháng 7, Finra Investor Education Foundation thực hiện khảo sát khả năng tài chính của hơn 25.000 người Mỹ. Kết quả cho thấy sự ổn định trong vấn đề của tài chính của người Mỹ tăng nhưng kiến thức của họ giảm đi phần nào.
Một cách thông thường để đánh giá kỹ năng liên quan đến tiền bạc là đặt ra các câu hỏi về lạm phát, rủi ro đầu tư hay lãi suất kép. Trong nghiên cứu của OECD, những người tham gia sẽ trả lời 7 câu hỏi cơ bản về kiến thức tài chính. Khoảng 56% số người được hỏi trả lời đúng ít nhất 5 câu. Người dân tại Hồng Kông đạt tỷ lệ cao nhất với 84% trong khi người dân tại Malaysia và Nam Phi có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất (33%).
Trong nghiên cứu của Finra tại Mỹ, tỷ lệ người trả lời đúng 4/5 câu hỏi chỉ đạt 37%.
Mọi người thường có vấn đề với lãi suất kép. Khi OECD hỏi họ về tác động của lãi suất kép tới tài khoản tiết kiệm, có khoảng 42% số người trả lời đúng. Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất tại Na Uy với 65% và thấp nhất tại Belarus với 7%. Tại Mỹ, con số Finra đưa ra là 33%.
Theo giáo sư John Lynch, việc dạy tính toán không phải là cách để cải thiện kỹ năng tài chính. Theo nghiên cứu của ông Lynch năm 2014, ông đã phân tích và thấy rằng tác động của việc này tới hành vi tài chính là rất nhỏ.
Thay vì các khái niệm trừu tượng, ông Lynch cho rằng giáo dục tài chính thực tiễn sẽ giúp mọi người nâng cao kỹ năng của mình. Ví dụ như tại Mỹ, học sinh cấp 3 được dạy về các khoản vay sinh viên, chi phí và lợi ích của việc theo học các trường đại học đắt tiền. Nhân viên mới nên được dạy về cách lập kế hoạch hưu trí.
Bên cạnh kiến thức, nghiên cứu của OECD cũng như các tổ chức khác luôn bao gồm những câu hỏi để tìm hiểu hành vi và thái độ đối với tiền bạc. Pháp và Phần Lan có phần lép vế so với Hồng Kông trong việc nắm bắt các khái niệm nhưng sự vượt trội của họ trong thái độ và hành vi tài chính đã đưa họ lên 2 vị trí đứng đầu trong cuộc nghiên cứu lần này.
Khoảng 60% những người được hỏi trong nghiên cứu của OECD cho biết họ có ngân sách gia đình. Con số ngày tại Mỹ trong nghiên cứu của Finra là 56%.
Có ngân sách riêng cho thấy sự nhạy bén về tài chính của các gia đình. Việc biết được mình có chính xác bao nhiêu và cần tiêu bao nhiêu mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số người cho biết thu nhập và chi tiêu của họ không cố định nên việc xác định ngân sách hàng tháng là rất khó.